Vì sao người giàu ít khi giúp họ hàng? Khi tự mình trải qua, tôi đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này
Tôi nhận ra rằng những lần tôi tận tình giúp đỡ thì không ai nhớ tới, nhưng khi từ chối một lời đề nghị nào đó, họ đều nhớ mãi không quên.
- 28-03-2023Cuộc đời bi thảm của người trúng độc đắc trị giá hơn 770 tỷ: Trúng số khi đang thất nghiệp, dùng tiền giúp đỡ nhiều người nhưng chẳng thể hạnh phúc
- 09-02-2023Lời thật lòng của đàn ông giàu: 'Đường kiếm tiền vốn không có sự công nhận, giúp đỡ, lối thoát, mà chỉ có áp lực - chịu được ‘sức nén’ chắc chắn đồng tiền không quay lưng'
- 01-07-20223 kiểu người luôn tự tạo vận may cho mình, thu hút quý nhân giúp đỡ, đường đời suôn sẻ đến khó tin
*Dưới đây là bài viết của tác giả Tiểu Mã đăng trên nền tảng 163.com (Trung Quốc).
Ngày còn nhỏ, tôi rất chán ghét chuyện họ hàng giàu có không giúp đỡ họ hàng nghèo khó hơn. Nếu tôi có tiền, tôi chắc chắn sẽ hỗ trợ người thân của mình. Tôi tự hỏi chẳng phải họ hàng thì nên giúp đỡ lẫn nhau sao? Người giàu giúp người nghèo, cùng nhau có cuộc sống khá hơn. Điều này chẳng phải sẽ làm cho tình cảm càng thêm khăng khít, đại gia đình hòa thuận vui vẻ hơn sao?
Thế nhưng khi đã trưởng thành, bản thân làm chủ một công ty, dần dà có của ăn của để và giúp đỡ gia đình chú tôi, tôi bỗng nhiên trả lời được câu hỏi ngày bé mình hay thắc mắc: "Tại sao người giàu không muốn giúp đỡ bà con nghèo?"
Bốn năm trước, tôi đã tài trợ học phí 3 năm học đại học và mua cho em họ của mình một chiếc máy tính trị giá hơn 6.000 NDT. Chú tôi vì muốn được ở gần con nên tôi cũng tất bật ngược xuôi đưa chú lên thành phố ở, tìm được một công việc cho ông ấy ở gần trường đại học mà em họ tôi đang theo học để có thêm chi phí trang trải cuộc sống. Dù công việc kinh doanh của tôi cũng khá bận rộn nhưng vì có thể giúp đỡ được họ hàng của mình nên tôi vẫn vui vẻ, không ca thán nửa lời. Tôi còn dặn dò nếu có gì khó khăn, họ có thể tìm tôi, nếu giúp được tôi sẽ giúp.
Năm ngoái, em họ của tôi tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm. Chú tôi liên hệ và bày tỏ muốn xin một vị trí cho con trai trong công ty của tôi. Không nghĩ nhiều, tôi cho cậu ấy làm quản lý kho dù thực tế công ty của tôi chẳng thiếu người. Tuy nhiên khi nghe xong, chú tỏ vẻ không vui và nói: "Em cháu dù sao cũng là sinh viên đại học, cháu cho nó làm chức quản lý cao hơn đi. Chúng ta đều là người một nhà, cháu hỗ trợ em nó một chút nhé!".
Nghĩ một lúc, tôi tặc lưỡi đồng ý. Vì công ty của tôi đã đủ nhân sự, tôi liền hiên hệ và sắp xếp cho cậu em họ của mình làm việc trong công ty hậu cần của một người bạn với vị trí quản lý công trường với mức lương 5.000 NDT/tháng. Không ngờ mới vào làm việc có mấy tuần, em tôi đã xích mích với một người trong công ty rồi xảy ra xô xát. Bạn tôi liền phàn nàn khiến cả tôi vô cùng xấu hổ, phải xin lỗi hộ nó.
Sau đó, tôi lại giới thiệu em họ vào làm trong một nhà máy của đối tác. Tại đây, em tôi được làm quản lý kho, quản lý 4 người làm việc theo ca với mức lương 5.000 NDT, nhiều hơn những người khác 400 NDT. Lần này, công việc khá đơn giản nên em tôi cũng hoàn thành khá tốt, tuy nhiên, tôi lại được tin thái độ làm việc của cậu ấy không nghiêm túc khi thường xuyên xem phim, nghịch điện thoại trong giờ làm việc. Quá chán nản với cậu em này, thỉnh thoảng tôi vẫn phải nhắc nhở để chấn chỉnh, với hy vọng có thể “giữ” lại công việc này cho nó.
Cách đây một thời gian, em họ tôi có bạn gái và muốn tiến tới chuyện chuyện cưới xin. Chú tôi muốn mua một căn nhà trên thành phố cho con trai như một tài sản trước hôn nhân. Tuy nhiên vì không có đủ tiền nên lại đánh tiếng nhờ tôi đặt cọc hộ 180.000 NDT (khoảng 600 triệu đồng). Đồng thời, chú ấy tìm gặp mẹ tôi và vay thêm 40.000 NDT nhưng dặn là không được cho tôi biết.
Tất nhiên, mẹ tôi có hỏi ý kiến của tôi nhưng tôi không đồng ý. Thực ra, công việc kinh doanh của công ty tôi năm nay không tốt, đang phải bù lỗ. Tôi đang nặng đầu vì phải lo vấn đề tài chính của công ty, giờ lại thêm việc này nữa khiến tôi rất mệt mỏi. Tôi không có nhiều tiền để giúp đỡ chú nên đành lựa lời từ chối việc đóng hộ tiền cọc nhưng vẫn hỗ trợ chú 20.000 NDT.
Thực lòng, tôi cảm thấy mình đã dốc hết sức, hết lòng cho gia đình họ rồi, nên lần này cũng mong được thông cảm, không thể giúp họ cả đời được. Tuy nhiên, thái độ của người cậu khiến tôi vô cùng ngỡ ngàng. Ông tức giận và cho rằng tôi rất giàu và việc tôi không giúp đỡ gia đình ông là việc không chấp nhận được. Hiện gia đình chú và gia đình tôi đang “chiến tranh lạnh” khiến tâm trạng của tôi lúc nào cũng nặng trĩu.
Tôi nhận ra rằng dù tôi có giúp họ thế nào cũng không thể thỏa mãn được mong muốn của họ. Nếu tôi từ chối, họ sẽ nghĩ tôi coi thường hoặc keo kiệt không muốn giúp đỡ. Điều đó làm tôi rất buồn lòng. Ngẫm lại, nhiều người giàu hiện nay không muốn giúp đỡ những người thân của mình có lẽ là có lý do.
Trên thực tế, mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều có những câu chuyện riêng mà người khác khó lòng thấu hiểu. Còn câu hỏi "vì sao nhiều người giàu có không đồng ý giúp đỡ họ hàng của mình?" đến nay vẫn là một vấn đề nan giải. Người giàu họ cũng chịu gánh nặng sản sẻ một phần mình có với người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Tuy nhiên có những lúc giúp không được, mà không giúp cũng không xong. Đôi khi, việc giúp đỡ này lại trở thành áp lực thay vì đơn thuần là niềm vui khi cho đi. Do đó, giúp hay không là sự lựa chọn của cá nhân mỗi người.
Thể thao & Văn hóa