Vì sao người Mỹ không từ bỏ súng?
Khoảng 3h30 sáng ngày 23/10/2013, cơn đạn lạc làm vỡ cửa kính của một căn hộ ở thành phố Indianapolis, nơi một cặp đôi đang xem TV trong khi đứa con 2 tháng tuổi của họ đang ngủ. Người đàn ông gọi 911, giọng anh đầy hoảng sợ. "Tôi cần phải ra khỏi đây", anh nói với người trực điện thoại...
"Tôi nghĩ có vài cảnh sát đã ở đó rồi," người trực điện thoại bình tĩnh đáp. Băng ghi âm của 911 cho thấy người đàn ông thở mạnh khi anh nói với vợ mình. "Để đồ vào túi của con. Tìm cái đấy vào ngày mai đi. Chúng ta sẽ mang cái đó đến khách sạn." Anh giục người trực điện thoại cần phải nhanh lên và giải cứu họ trước khi vợ anh mất bình tĩnh. "Cảnh sát sẽ ở đó sớm nhất có thể, phải không?" người vợ hỏi. "Sớm.Nhất.Có.Thể.OK? Cứ ở yên trong nhà. Đừng ra ngoài. Chúng tôi sẽ cử một cảnh sát đến."
4 tháng sau, cũng trong thành phố đó, Hiệp hội súng trường quốc gia Mỹ (viết tắt là NRA - một tổ chức vận động hành lang thúc đẩy quyền tiếp cận và sở hữu súng của nước này) đã tổ chức hội nghị thường niên với khẩu hiệu "Đứng lên và Chiến đấu". Trong bài phát biểu vừa mị dân vừa nghiêm trọng, CEO Wayne LaPierre gợi lên hình ảnh nước Mỹ nguy hiểm và chết chóc.
"Ở đây có khủng bố, những kẻ đột nhập vào nhà ban đêm, các băng đảng ma túy, những kẻ cướp xe ô tô, kẻ giết người và cả những kẻ hãm hiếp, hận thù, sát thủ trong trường học, giết người ở sân bay... Tôi hỏi các bạn: Các bạn có tin rằng chính quyền bảo vệ các bạn? Chúng ta phải dựa vào chính mình thôi... Những điều mà chúng ta quan tâm nhất đang thay đổi... Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều người Mỹ mua vũ khí và đạn dược".
Biến cố kinh hoàng ngày chủ nhật ở Las Vegas là vụ xả súng hàng loạt thứ 273 ở Mỹ trong năm nay. Sau đó một vụ nữa lại xảy ra ở Miami, 4 người bị bắn khi canh thức đám tang một phụ nữ 30 tuổi bị bắn chết ngay trong ô tô của cô ấy tuần trước.
Câu hỏi dai dẳng này gần như có thể được trả lời bằng cuộc gọi của người đàn ông đang sợ hãi trong câu chuyện trên và lời hồi đáp về một xã hội u ám của LaPierre. Nỗi sợ của người đàn ông kia và việc LaPierre khuấy động sự sợ hãi của người Mỹ có liên quan mật thiết với nhau.
Mối liên hệ đó không dừng lại ở vấn đề vũ khí vì vấn đề này có thể được kiểm soát bởi một vài luật. Sự liên quan đó nằm ở những câu chuyện của nước Mỹ và những hành vi tiêu cực tràn lan. Khi chuyện kể về một quốc gia là câu chuyện của xâm chiếm, thống trị, vũ lực và quyền lực thì bản năng gắn bó với súng mạnh mẽ hơn những lý lẽ chống lại súng.
Trong một xã hội tôn thờ việc tự dựa vào bản thân, khẩu súng nói với chủ nghĩa cá nhân rằng mỗi người nên có trách nhiêm bảo vệ chính mình. Trong văn hóa chính trị ưa thích mô hình nhà nước nhỏ, khẩu súng như một hình ảnh đối lập với một nhà nước ì ạch và không hiệu quả - hãy tự bảo vệ mình vì đợi đến lúc cảnh sát tới nơi thì bạn đã chết rồi.
Điều này gắn chặt với ý nghĩa của sự sự nam tính và đất đai, có nghĩa là một người đàn ông thực sự thì nên có khả năng bảo vệ gia đình và nhà cửa của anh ta. Người trực điện thoại nói rằng anh ta hãy ngồi xuống và đợi, còn Hiệp hội súng trường quốc gia khuyên anh ta đứng lên và chiến đấu.
"Nhưng những câu chuyện quá mạnh mẽ. Tổ chức vận động hành lang ủng hộ tiếp cận và sở hữu súng thiếu sự ủng hộ rộng rãi của người dân nhưng bù lại họ có những cam kết sâu sắc."
Những đòi hỏi về súng đương nhiên là vô lý. Hầu hết những người bị giết vì súng tự giết chính họ. Những người có súng trong nhà có vẻ bị bắn chết nhiều hơn những người không sở hữu súng. Nếu thêm nhiều súng có thể khiến bạn an toàn hơn thì Mỹ sẽ là một trong những nơi an toàn nhất thế giới. Cứ mỗi ngày thì có 7 trẻ em hoặc thiếu niên bị bắn chết. Cứ một tuần lại có một đứa trẻ gây thương tích cho người khác bằng súng.
Thật dễ để đổ lỗi cho cho Hiệp hội súng trường quốc gia. Những đề xuất của tổ chức này chưa được thông qua, ngay cả những cải cách cơ bản hợp lý nhất. Khả năng vận động và tài trợ các chính trị gia ở địa phương và trung ương không tương đồng nhau. Điều này là do Hiệp hội súng trường quốc gia đề xuất những người trong danh sách cấm xuất nhập cảnh vẫn có thể mua súng và không có khoản tài trợ nào từ chính phủ cho việc ngăn chặn chết chóc do súng.
Trong khi Hiệp hội súng trường quốc gia không nên bị đánh giá thấp thì vai trò của tổ chức này cũng không nên được khuếch trương. Ngay cả khi hiệp hội này thắng trong biểu quyết tại Quốc Hội thì phần lớn người Mỹ bỏ phiếu năm nay tin rằng luật về súng nên nghiêm ngặt hơn, người Mỹ quá dễ dàng mua một khẩu súng và nếu nhiều người sở hữu súng thì nước Mỹ càng kém an toàn. Về vấn đề kiểm tra lý lịch của tất cả những người mua súng thì hầu hết người Mỹ đồng thuận (94%).
Hiệp hội súng trường có nhiều quyền lực trong hệ thống chính trị hơn là sức ảnh hưởng ra bên ngoài. Tuy nhiên, Hiệp hội này có khả năng tận dụng đề tài về câu chuyện nước Mỹ theo cách mà những người ủng hộ việc kiểm soát súng không có được. Điều này là hoàn toàn chắc chắn.
Khi một tay súng bắn trẻ em ở Dunblane năm 1996, nước Anh thắt chặt luật về súng; khi một tay súng phát điên ở cảng Arthur cùng năm đó, Úc cũng làm việc tương tự. Đó là cách làm của những nền dân chủ trách nhiệm và trưởng thành.
Nhưng ở Mỹ, lời kêu gọi về tự do, sức mạnh, mô hình nhà nước nhỏ và chủ nghĩa cá nhân dành được nhiều sự quan tâm hơn những tranh luận về việc kiểm tra và cấm vũ khí, ngay cả khi giá trị của nước Mỹ rạn nứt, ngay cả khi những tranh luận đó là đúng đắn.
Vấn đề này đã lên đến đỉnh điểm. Với quân đội lớn nhất trên thế giới, sức mạnh vũ trang là nguyên lý trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ trước cả khi Trump tuyên bố sẽ trút "lửa và giận dữ" lên Kim Jong-un. Khi Barack Obama bị cáo buộc từ bỏ vai trò của nước Mỹ trên trường quốc tế, tổng thống này (người sở hữu một "danh sách những kẻ bị giết") đáp lại: "Tốt thôi, Muammar Gaddafi gần như chắc chắn không đồng ý với lời cáo buộc này," ông nói. "Hoặc ít nhất nếu ông ta ở đây, ông ta cũng sẽ không đồng ý với cáo buộc này".
(Muammar Gaddafi là cựu tổng thống Libya. Năm 2011, tổng thống Obama đồng ý can thiệp quân sự vào Libya đã dẫn tới việc ông Gaddafi bị tước mất quyền lực).
Tại nhà, súng như một dấu mốc của câu chuyện sáng lập nước Mỹ và vật bảo vệ trước sự kiểm soát của chính phủ. "Đó là độc lập và tự do", David Britt, một người sở hữu súng giải thích ở hội nghị của Hiệp hội súng trường năm 2012: "Khi bạn có một hệ thống dân chủ và những người dân chính trực thì bạn sẽ tin tưởng công dân của mình... Ở châu Âu, người dân nhượng quyền của họ và sự tự do cho chính phủ. Nhưng chúng tôi nghĩ nhà nước cần phải phục tùng nhân dân".
Câu chuyện của nước Mỹ dĩ nhiên có tính chia rẽ. Một đất nước vượt qua nạn diệt chủng và chế độ nô lệ thì trong tất cả mọi thứ, súng đóng vai trò quan trọng với ý niệm đặc biệt về quyền lực chủng tộc. Nếu những người ủng hộ súng lo lắng nghiêm trọng về sự can thiệp của nhà nước, họ sẽ diễu hành cùng với những người biểu tình của phong trào "Black Lives Matter" ("Người da màu đáng được sống") để phản đối việc xả súng của cảnh sát và kêu gọi nhà nước trang bị vũ khí rộng rãi cho những người hàng xóm da màu nghèo đói. Đó không phải là loại kiểm soát dân Mỹ phản đối.
Nhưng những câu chuyện của nước Mỹ quá mạnh mẽ. Tổ chức vận động hành lang ủng hộ tiếp cận và sở hữu súng thiếu sự ủng hộ rộng rãi của người dân nhưng bù lại họ có những cam kết sâu sắc. Năm 2013, sau khi vụ xả súng ở trường tiểu học Sandy Hook, những người ủng hộ súng có vẻ còn quyên góp tiền cho các nhóm ủng hộ súng hoặc công khai liên lạc với cơ quan chính quyền liên quan đến súng đạn nhiều hơn những người ủng hộ kiểm soát súng.
Hầu hết những người ủng hộ muốn thay đổi luật. Nhìn chung, họ tin rằng họ đang nắm giữ "sự thật tất yếu" để nước Mỹ là nước Mỹ. Họ ngày càng có động lực vì lâu sau này khi những cảnh tượng đau buồn ở Vegas trở thành những kí ức xa xôi thì những câu chuyện sẽ vẫn sống động.
Người Mỹ cần những luật mới về súng. Nhưng để đạt được điều đó, họ sẽ phải tự nói với mình câu chuyện mới về đất nước Mỹ đã, đang và muốn như thế nào. Họ sống phụ thuộc vào câu chuyện đó.