MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao người thật sự lợi hại trước nay không bao giờ lo lắng, vội vã?

18-08-2020 - 19:40 PM | Sống

Một người dễ bỏ cuộc giữa chừng sẽ khó để thành công.

Nếu chúng ta hình dung về tình trạng hiện tại của mình, thì phần lớn đều hiện hữu hai chữ “lo lắng”. Bạn lo lắng về mức lương hiện tại, lo lắng về cuộc sống hôn nhân, lo lắng về cuộc sống sau này…

Khi làm việc gì, nên toàn tâm toàn ý hoàn thành nó, chứ đừng nên cứ mãi “lo lắng” không nguôi, rồi sợ hãi, cuối cùng bỏ cuộc khiến mọi chuyện lại trở nên dở dang. “Lo lắng” làm bạn đưa ra những quyết định “vội vàng”, “hấp tấp”; rồi sau đó, bạn nhận lại được kết quả như thế nào?

Những người thật sự giỏi luôn không ngừng nỗ lực

Daniel Coyle – Tác giả của cuốn “Lý luận thiên tài về 10.000 giờ đồng hồ” (tạm dịch), đã phỏng vấn những người thành công nhất trên thế giới: từ cầu thủ bóng đá, nghệ sĩ vĩ cầm, phi công máy bay chiến đấu, nghệ thuật gia, thậm chí có cả những kẻ cướp ngân hàng,…để có thể hiểu rõ được rốt cuộc họ có hay không những “quy luật thành công”.

Sau đó, ông phát hiện ra rằng, muốn trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực nào đó, ít nhất phải cần đến 10000 giờ nỗ lực, học tập và làm việc với nó. Vậy 10000 giờ có nghĩa là gì? Nếu 1 ngày bạn có 8 giờ, mỗi tuần bạn có 5 ngày để làm thì bạn cần dành khoảng gần 5 năm để “nỗ lực”.

Nhà thần kinh học người Anh – Levitt cũng dựa vào quan điểm khoa học để chứng thực lý luận này. Nghiên cứu của ông ấy về hệ thống thần kinh con người cho rằng, não bộ của con người chính xác là cần hàng ngàn giờ đồng hồ để có thể hiểu rõ, thông suốt và “hấp thu” một loại kiến thức hay kỹ năng nào đó, sau đó mới có thể đạt đến cấp độ “bậc thầy”.

“Mấu chốt của quy luật 10.000 giờ đồng hồ đó chính là: 10.000 giờ là giới hạn thấp nhất, không có trường hợp ngoại lệ. Không có ai chỉ dùng 3.000 giờ để có thể đạt đến trình độ đẳng cấp thế giới, nhất định phải cần 10.000 giờ - 10 năm – 3 giờ/ ngày. Bất luận bạn có là ai”.

Điều này muốn nói với bạn rằng, luyện tập hay nỗ lực 10.000 giờ đồng hồ, là con đường phải trải qua nếu bạn muốn thành công.

Vì sao người thật sự lợi hại trước nay không bao giờ lo lắng, vội vã? - Ảnh 1.

Mozart bắt đầu sáng tác ra những tác phẩm kinh điển lúc 21 tuổi. Nhưng thực tế, từ khi 4 tuổi ông đã luyện đàn và khi chưa đầy 6 tuổi, ông đã trải qua 3.500 giờ đồng hồ luyện tập dưới sự quan sát của bố.

Những người giỏi thật sự, họ không vội vàng, không tính toán những “được, mất” trước mắt. Trên thế giới này, tuyệt đối không có thành công nào mà chỉ có thể làm trong chốc lát là sẽ đạt được. Những người thật sự lợi hại đó, cứ vẫn mãi cố gắng, nỗ lực nhưng tuyệt nhiên không vội vàng.

Người thật sự giỏi luôn âm thầm làm việc cật lực

Ve sầu kêu râm ran cả một mùa hè, nhưng lại “im lặng” trong suốt những mùa còn lại. Hoa quỳnh muốn nở hoa, thì phải đợi cả một ngày dài. Tất cả những gì mà nó nhận được đều là kết quả của sự “chờ đợi” và “âm thầm làm việc”.

Người thật sự giỏi đều hiểu được “đạo lý tích trữ”; họ không ngừng nỗ lực, cật lực và âm thầm làm việc tại những nơi mà những người khác không đoái hoài tới cùng với sự hy vọng dài đằng đẵng ấy.

Họ rất rõ đạo lý này, chỉ khi nào bản thân có đủ thực lực thì mới nắm chắc cơ hội để tỏa sáng. Không ngừng nỗ lực, không ngừng phấn đấu, cật lực làm việc, bạn sẽ đi đến thành công.

Bạn thắc mắc rằng vì sao đồng nghiệp cùng công ty có thể có đủ điều kiện để nhận những phần thưởng cuối năm, điều bạn thật sự không biết đó chính là kết quả của những đêm khuya họ thức để cật lực làm việc. Vậy họ nhận được kết quả đó, xứng đáng chứ?

Thành công là điều không bao giờ dễ dàng, “muốn thấy hoa quỳnh nở, phải kiên trì, chờ đợi”. Hãy cố gắng không ngừng nỗ lực, làm việc chăm chỉ và hiệu quả để tìm ra giá trị của bạn thân mình, điều này rất quan trọng với chính bản thân bạn và trên thế giới này không ai quan tâm đến vấn đề đó thay cho bạn cả ngoại trừ chính bản thân.

Vì sao người thật sự lợi hại trước nay không bao giờ lo lắng, vội vã? - Ảnh 2.

Người thật sự giỏi không dễ dàng thay đổi “đường băng” của mình

Khi gặp khó khăn, gian khổ, bạn sẽ có cảm giác và thái độ như thế nào với nó? Bạn sẽ không vì nó mà có cảm giác sợ hãi hay hoang mang chứ? Bạn sẽ do dự không quyết, hay là cứ mãi trốn tránh? Chắc rằng bạn sẽ không đùn đẩy, chối bỏ trách nhiệm phải không? Hoặc ví dụ như trong 2 câu: “Chỉ cần có thế, tôi nhất định sẽ làm” và “Tôi chỉ là thử một chút”; rốt cuộc là bạn dùng câu nào trong hai câu này thể hiện thái độ với khó khăn?

Thực tế, nghị lực của con người rất mạnh mẽ, bất luận bạn gặp phải những khó khăn gì, chỉ cần có nghị lực, có ý chí thì tất cả đều sẽ vượt qua được. Nghị lực và ý chí có thể chiến thắng tất cả, bất kể phải dùng bao nhiêu thời gian, bỏ ra cái giá lớn như thế nào, đều có thể dùng ý chí và nghị lực của chính mình đạt được thành công.

Một người có lòng kiên trì sẽ dùng nó để làm “kim chỉ nam” cho hành trình đi đến mục tiêu, mọi khó khăn gặp phải trên “đường băng” sẽ dễ dàng được giải quyết.

Nếu một người trong quá trình thực hiện kế hoạch, với một thái độ quả quyết, quyết đoán, trong bộ não không hề có sự xuất hiện của những ý nghĩ “giả như”, “hoặc là”, “hay là” thì nhất định chiến thắng mọi loại cám dỗ, đi đến thành công.

Hoàng Lan

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên