Vì sao Nhà nước bỏ tiền nghiên cứu, tư nhân thu lợi 'khủng'?
Việc nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phát hiện COVID-19 là nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được Nhà nước chi ngân sách gần 19 tỷ đồng. Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người băn khoăn là vì sao Nhà nước bỏ tiền nghiên cứu nhưng lại để cho tư nhân sản xuất, “thổi giá”, thu lợi “khủng”?
- 30-12-2021Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2021 đạt gần 2.900 nghìn tỷ đồng, tăng mức thấp nhất nhiều năm
- 30-12-2021Không phải Chủ tịch Vingroup hay Hoà Phát, đây mới là vị tỷ phú có mức tăng tài sản cao nhất năm 2021
- 29-12-2021Biến động thu nhập lao động Việt Nam năm 2021: Bình quân quý 4 đạt 6,1 triệu đồng/tháng, vậy cả năm tăng hay giảm?
Theo thông tin công bố chính thức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN, kit xét nghiệm COVID-19 là sản phẩm của một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, do Học viện Quân y tổ chức chủ trì. Tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,9 tỷ đồng.
Vì sao việc nghiên cứu do ngân sách nhà nước tài trợ, nhưng kết quả lại được chuyển giao cho đơn vị tư nhân phát triển và kinh doanh với giá cao? Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về vấn đề này, ông Bùi Đức Thụ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng, việc Nhà nước bỏ tiền rồi chuyển giao cho tư nhân sản xuất thương mại là bình thường. Tuy nhiên, phải xem lại thỏa thuận giữa các bên về quyền lợi và trách nhiệm có phù hợp với quy định của pháp luật không. Nếu hợp đồng thiên vị có lợi cho Cty Việt Á thì phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước. “Điều này cơ quan điều tra sẽ làm rõ”, ông Thụ nói.
Một thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói rằng, không thể hiểu máy móc là sản phẩm nghiên cứu khoa học do Nhà nước bỏ tiền ra thì để Nhà nước sản xuất. Theo ông, việc chuyển giao nghiên cứu khoa học cho tư nhân sản xuất thương mại là bình thường. Đặc biệt, trước bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, sinh phẩm y tế khan hiếm thì việc chủ động nghiên cứu sinh phẩm y tế trong nước là cấp thiết. Sau khi nghiên cứu thì phải chuyển giao để sản xuất thương mại, phục vụ công tác xét nghiệm.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc “chọn mặt gửi vàng” vào Cty Việt Á đã được thẩm định kỹ lưỡng về năng lực, chuyên môn, đạo đức kinh doanh chưa. “Nếu doanh nghiệp nhận chuyển giao nghiên cứu khoa học đồng hành với Nhà nước, với cộng đồng trong cuộc chiến với dịch COVID-19 thì sẽ tạo ra những lợi ích to lớn, còn lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, bán giá cao như Cty Việt Á thì rất nguy hại”, vị thành viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách nói.
Đề cập quyền lợi của Nhà nước khi chuyển giao công nghệ cho Cty Việt Á, vị này cho rằng, phải xem lại thỏa thuận giữa các bên xem có đúng với quy định của pháp luật hay không.
Tiền phong