Vì sao “nữ tướng” Nguyễn Thị Phương Thảo đến tận dinh thự của Tổng thống Mỹ Donald Trump?
Những hình ảnh tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng đoàn lãnh đạo cấp cao của Vietjet có mặt tại dinh thự Mar-a-Lago (Mỹ) của Tổng thống Donald Trump đang gây chú ý.
Theo đó, từ ngày 9 – 11/1, đoàn lãnh đạo cấp cao của Vietjet do tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo dẫn đầu, đã gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới ngay tại dinh thự của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đoàn lãnh đạo của Vietjet đến Miami trên chuyến bay đầu tiên của hàng hàng không này tới Mỹ, bằng tàu bay thân rộng. Đây được coi là cột mốc quan trọng của Vietjet và ghi dấu cho sự hợp tác chiến lược toàn diện ngày càng phát triển mạnh với Mỹ.
Đây còn là sự kiện "Friends of Vietnam Summit" dành cho Vietjet cùng các đơn vị trong đoàn công tác đến từ Việt Nam, để nâng cao quan hệ hợp tác song phương và đa phương.
Theo thông tin từ Vietjet, h ãng hàng không này đang có những thỏa thuận chiến lược với những tập đoàn hàng đầu như Boeing, CFM, GE Pratt & Whitney, Honeywell… với tổng giá trị gần 50 tỷ USD. Ngoài ra, những hợp tác có trị giá khoảng 14 tỷ USD đang được tiến hành thảo luận. Được biết, những thỏa thuận này sẽ trực tiếp tạo ra gần 500.000 việc làm ở Mỹ.
Mặt khác, hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo còn hợp tác với những tập đoàn công nghệ hàng đầu như Microsoft, Apple, Google, Amazon Web Service…
Đặc biệt, Vietjet còn đang đàm phán với Tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk cùng một số nhà cung cấp giải pháp công nghệ Internet trên tàu bay nhằm phục vụ đội máy bay hàng trăm chiếc cũng như thúc đẩy lực lượng lao động công nghệ cao và quan trọng là mở ra kỷ nguyên mới về đổi mới sáng tạo.
Trước đó, vào năm 2017, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng kiến việc ký kết đặt mua 100 tàu bay 737 Max đầu tiên giữa Boeing và Vietjet. Lúc bấy giờ, ông Trump đã đề nghị Vietjet đặt mua thêm 100 tàu bay nữa. Sau đó, hãng hàng không của Việt Nam đã nâng số lượng đặt mua lên 200 tàu bay.
Trong khuôn khổ của Tuần lễ APEC 2017, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã đón Tổng thống Donald Trump ở khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng của bà. Ông Trump khi đó đã có bài phát biểu trước hơn 4.000 lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia tiêu biểu đến từ 20 nền kinh tế.
Khởi đầu là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, khi thành lập (năm 2007), Vietjet có đội bay gồm 3 máy bay. Đến nay, Vietjet đang vận hành 115 máy bay mới, hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời có hơn 400 chiếc khác đang được đặt hàng. Trong thời gian tới, hàng trăm máy bay hiện đại của Mỹ sẽ được bàn giao cho Vietjet.
Vietjet huy động thành công 20.000 tỷ trái phiếu
Ngày 28/12/2024, Vietjet đã phát hành thành công 20.000 trái phiếu mã VJCH2429007, với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng. Ngày hoàn tất là 31/12/2024 và trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng, lô trái phiếu trên dự kiến đáo hạn vào ngày 28/12/2029.
Theo báo cáo tài chính, trong 9 tháng đầu năm năm 2024, Vietjet ghi nhận doanh thu bay đạt 51,7 và 52,2 nghìn tỷ đồng doanh thu hợp nhất, lần lượt tăng 32% và 19% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế riêng lẻ và hợp nhất của Vietjet lần lượt đạt 1.134 tỷ đồng và 1.405 tỷ đồng, tăng 884% và 564% so với cùng kỳ năm 2023.
Hơn nữa, doanh thu phụ trợ và vận chuyển hàng hóa được Vietjet cũng đẩy mạnh phát triển, đóng góp khoảng 34% tổng doanh thu vận chuyển hàng không và đạt 17,6 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của hãng hàng không này đạt gần 94.000 tỷ đồng. Chỉ số nợ vay /vốn chủ sở hữu 2.25 lần và chỉ số thanh khoản 1.4 lần, tức nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không.
markettimes.vn