Vì sao ông Macron vẫn chiến thắng dù bị rò rỉ email như bà Clinton?
Cơ hội tác động lên cuộc bầu cử của các tài liệu rò rỉ trên hầu như là con số không bởi 1 đặc điểm rất riêng của bầu cử Pháp: luật 48 giờ im lặng.
- 08-05-2017Kế thừa nước Pháp trong mớ rối ren, đây là 9 thách thức lớn mà ông Macron sẽ phải đối mặt
- 08-05-2017Donald Trump và Hillary Clinton nói gì về chiến thắng của Macron?
- 08-05-2017Chỉ mới 39 tuổi, ít kinh nghiệm chính trị, vì sao ông Emmanuel Macron lại giành chiến thắng ngoạn mục?
Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ bê bối email nổ ra ngay trước thềm vòng bầu cử cuối cùng là 1 trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bà Hillary Clinton bất ngờ thua cuộc trong cuộc bầu cử của Mỹ diễn ra cuối tháng 11 năm ngoái. Trên đất Pháp, sự kiện tương tự đã xảy ra nhưng lại mang đến kết quả trái ngược. Hôm thứ Bảy, ở nước Pháp, mọi chuyện vẫn yên ắng sau khi 9 gigabyte (GB) tài liệu về chiến dịch tranh cử của ứng viên Tổng thống Emmanuel Macron bị rò rỉ.
Trước đó, vào tối thứ Sáu, một lượng lớn email, bảng chi tiêu và nhiều thứ khác đã xuất hiện trên internet. Nhưng rồi sang sáng thứ Bảy, tuyệt đối không có gì trên các kênh truyền hình hay radio của Pháp, và rất ít tin tức về chuyện này xuất hiện trên các website của những tờ báo lớn ở quốc gia này.
Đó là vì luật pháp Pháp quy định rằng ngày trước cuộc bầu cử nên là “ngày suy ngẫm”. Trong 44 giờ trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa, việc tiến hành chiến dịch vận động tranh cử cùng với bất kì cuộc diễn thuyết nào gây ảnh hưởng đến cuộc đua đều bị cấm. Vì thế, mới có im lặng.
Và mặc dù có những bài báo về vụ rò rỉ trên các trang chủ của các tờ báo quốc gia, nhưng họ cũng đưa rất ít thông tin về những gì có trong các tài liệu bị rò rỉ.
Ủy ban bầu cử Pháp đã cảnh báo giới truyền thông rằng họ có thể bị truy tố nếu đưa tin sai. Nếu không có khả năng xác minh tính chân thực của các tài liệu, họ có thể vi phạm luật trên. Và vào tối thứ Sáu, chỉ vài phút trước khi nửa đêm, đội ngũ của ông Macron đã phát đi thông điệp rằng một số tài liệu đó là giả mạo và các nhà báo không nên viết về chúng.
Và thế là có... Twitter.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu ở đó, được tweet lại một cách rất chủ động bởi những người ủng hộ ứng viên còn lại, bà Marine Le Pen.
Nhưng rồi trải qua nhiều giờ phát tán, chẳng có gì là “chấn động” cả (lưu ý rằng: 9 GB dưới dạng file word là một số lượng tài liệu rất lớn).
Một email được lan truyền nhiều trên mạng xã hội là từ một người gây quỹ của Macron. Ông giải thích với người nhận email đó rằng ông phải trả lại cho người đó số tiền đã được hiến tặng vì nó lớn hơn nhiều so với luật pháp Pháp quy định cho các đợt tranh cử Tổng thống.
Sau đó ông giải thích rằng giới hạn đó (4.000 euro cho 1 hình thức hiến tặng và 7.500 euro cho một hình thức cam kết) và rồi ông tiếp tục giải thích người hiến tặng đó có thể thu về được số tiền tối đa bằng cách nào theo luật pháp quy định.
Một email khác là từ một luật sư, giải thích cho nhân viên phục vụ trong chiến dịch tranh cử hiểu luật vận động chiến dịch tranh cử có chức năng như thế nào và bảo người đó hướng dẫn người có ý định hiến tặng đừng làm một điều gì đó vì chuyện đó sẽ là bất hợp pháp.
Vì thế, cơ hội tác động lên cuộc bầu cử của các tài liệu rò rỉ trên hầu như là con số không.
Bức ảnh minh họa trên là từ đài truyền hình Pháp. Thay vì nói về chiến dịch bầu cử, họ lại kể những câu chuyện về lịch sử cung điện Elysee, nơi mà người chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ ở trong suốt nhiệm kì Tổng thống của mình. Sau đó có một số bản tin hướng dẫn người dân về cách và thời gian bỏ phiếu, nhưng không hề có cảnh nào về các ứng viên hay thậm chí là các áp phích dùng trong chiến dịch tranh cử của họ.