Vì sao thẩm phán ở Washington có thể chặn lệnh Tổng thống trên toàn nước Mỹ?
Việc một Tòa liên bang cấp quận ở bang Washington ra phán quyết chặn sắc lệnh cấm cửa người nhập cư gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên phạm vi toàn nước Mỹ khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm. Nguyên nhân nằm ở sự đặc biệt của hệ thống tòa án Mỹ.
- 07-02-2017Nguy cơ chiến tranh tiền tệ dưới thời Tổng thống Trump?
- 07-02-2017Ông Trump tiếp tục yêu cầu tòa San Francisco khôi phục sắc lệnh nhập cư
- 07-02-2017Tổng thống Trump bị tước cơ hội phát biểu ở quốc hội Anh
- 06-02-2017Lộ chuyện ông Trump “nhắm mắt” ký sắc lệnh
- 06-02-2017Gần 100 tập đoàn ở Mỹ phản đối sắc lệnh của ông Trump
Trong cuộc trao đổi với Trí Thức trẻ, Luật sư Hoàng Việt của Liên đoàn luật sư Việt Nam, giải thích: “Hệ thống Tư pháp Mỹ có những khác biệt so với tòa án của Việt Nam. Cụ thể, hệ thống tòa án Mỹ được phân chia thành cấp liên bang và cấp tiểu bang. Ở cấp tiểu bang, các tòa chịu trách nhiệm xét xử những vấn đề theo luật tiểu bang. Tuy nhiên, ở cấp độ liên bang, Hiến pháp trao quyền xét xử các vấn đề liên quan tới luật liên bang, bao gồm cả sắc lệnh của Tổng thống dù nó có liên quan tới các bang khác nữa. Sắc lệnh của ông Trump có liên quan tới tiểu bang Washington nên Tòa Liên bang cấp quận khu vực Tây Washington được quyền ra phán quyết”.
Hệ thống Tư pháp của Mỹ cũng được phân định rạch ròi. Đứng đầu hệ thống tư pháp là Tòa Tối cao với 9 thẩm phán. Tòa tối cao có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ việc liên quan đến Chính phủ Liên bang, tranh chấp giữa các bang, giải thích Hiến pháp và tuyên bố các hoạt động ở mọi cấp là phù hợp hay vi hiến. Thậm chí, Tòa Tối cao có thể vô hiệu hóa luật lệ hay tạo tiền lệ án.
Ở cấp độ liên bang, phía dưới Tòa Tối cao là các tòa Phúc thẩm, được phân bổ theo từng khu vực của Mỹ. Dưới nữa là Tòa liên bang cấp quận, chịu trách nhiệm xét xử sơ thẩm các vụ việc liên quan tới luật liên bang. Tòa án ra sắc lệnh đình chỉ lệnh cấm nhập cư gây tranh cãi của Tổng thống Trump là Tòa cấp quận khu vực Tây Washington. Trên nó là Tòa Phúc thẩm khu vực số 9.
Luật sư Hoàng Việt.
Trở lại với phán quyết nhằm vào sắc lệnh cấm cửa người nhập cư của Tổng thống Trump, Thẩm phán liên bang James Robart là người được Hiến pháp trao quyền phán quyết sắc lệnh của Tổng thống có vi phạm Hiến pháp hay không. Khi tòa Phúc thẩm khu vực số 9 bác đơn kháng cáo của Bộ Tư pháp Mỹ, quyết định của ông Robart là văn bản pháp luật hiệu lực cao nhất, có giá trị với toàn liên bang.
“Thẩm phán James Robart được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm trước khi được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Ông sẽ đảm trách cương vị này trọn đời hoặc tới thời điểm sức khỏe không cho phép hay một lý do nào đó. Tổng thống Trump không có quyền cách chức Thẩm phán Robart giống cách ông làm với quyền bộ trưởng Bộ Tư pháp Sally Yates khi bà này không đồng thuận với lệnh cấm nhập cư gây tranh cãi”, Luật sư Hoàng Việt nhấn mạnh.
Ông Hoàng Việt cũng cho biết, chính quyền Liên bang Mỹ được chia thành 3 nhánh rõ ràng. Thứ nhất là Lập pháp với chức năng ra các văn bản pháp luật. Cơ quan Hành pháp với trách nhiệm đôn đốc việc tuân thủ pháp luật thông qua chính sách. Riêng Tổng thống Mỹ có quyền lực đáng kể trong các lĩnh vực Tư pháp và Lập pháp, bao gồm quyền ban hành sắc lệnh. Cuối cùng là Tư pháp với hệ thống tòa án liên bang và tiểu bang có nhiệm vụ xác định tính phù hợp với Hiến pháp của các văn bản pháp luật.
Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp hoạt động độc lập với chức năng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Dù nhân sự các cơ quan này đều do Tổng thống bổ nhiệm trước khi được Quốc hội thông qua nhưng họ có quyền lực để giám sát các hoạt động của Tổng thống để đảm bảo chúng không vi hiến.