Chủ sử dụng lao động kiến nghị mức tăng lương tối thiểu dưới 12%
Lương tối thiểu là mức lương sàn duy nhất mà nếu trả thấp hơn mức lương này, người sử dụng lao động sẽ vi phạm pháp luật.
- 04-02-2014Đừng chờ lương tăng nếu mở mồm xin sếp theo 8 kiểu dưới đây
- 20-09-2013Tại sao lương tăng khi sếp có con gái?
- 20-09-2013Lương tăng nhưng đừng quá 'sốc'
- 10-12-2012Lương tăng gấp 3 lần năng suất lao động
Năm nay là năm thứ hai Hội đồng Tiền lương Quốc gia đi vào hoạt động, mức tăng lương tối thiểu sẽ là sự thống nhất của đại diện giới chủ sử dụng lao động, người lao động và Chính phủ.
Thông tin đưa ra tại buổi hội thảo “Đề xuất của người sử dụng lao động về phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu áp dụng cho năm 2015” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức ngày 5/6.
Đề xuất
Quá trình lấy ý kiến các doanh nghiệp về đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2015, một số doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn đề nghị tạm dừng việc tăng lương, một số khác đề nghị mức tăng thấp hơn mức tăng của năm 2014, chỉ tăng dưới 12% để tạo điều kiện củng cố thêm việc làm bền vững cho người lao động.
Lý do mà giới chủ sử dụng lao động đưa ra để đề nghị xem xét lại mức tăng lương tối thiểu hàng năm là do nhu cầu tìm việc tăng trong khi nhu cầu tuyển dụng giảm. Trong bối cảnh mỗi năm, hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, phá sản, cùng với khoảng 1 triệu người gia nhập thị trường lao động, đã gây áp lực rất lớn khi tạo việc làm mới.
Ý kiến chuyên gia
Các chuyên gia của ILO cho rằng việc thảo luận, đàm phán mức tăng lương cần tập trung vào nhu cầu của người lao động và các yếu tố kinh tế như khả năng chi trả của doanh nghiệp và tính cạnh tranh.
Ông Gary Rynhart, Chuyên gia cao cấp về hoạt động của giới sử dụng Lao động của ILO nhấn mạnh, Việt Nam cần tránh chỉ số hóa lương tối thiểu theo CPI bởi CPI chỉ đo lường thay đổi về giá cả mà không cung cấp thông tin về thu nhập và mức chi tiêu của tất cả các hộ gia đình.