MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Đẹp” trong mắt ứng viên – một lợi thế cạnh tranh

11-12-2013 - 08:10 AM |

Ngày nay, khi người tìm việc có nhiều cơ hội hơn, thì nhà tuyển dụng mất dần lợi thế lựa chọn. Vì vậy, việc “làm đẹp” trong mắt ứng viên cũng là một lợi thế cạnh tranh quan trọng.

Ngày nay, khi người tìm việc có nhiều cơ hội hơn, thì nhà tuyển dụng mất dần lợi thế lựa chọn. Vì vậy, việc “làm đẹp” trong mắt ứng viên cũng là một lợi thế cạnh tranh quan trọng.

Việc làm đẹp trong mắt ứng viên không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên tuyển dụng, phòng nhân sự, mà cả người làm công việc bảo vệ, tạp vụ cũng cần tham gia vào, để ngay khi bước vào cổng công ty, ứng viên đã cảm nhận được sự chuyên nghiệp, chu đáo và thái độ tôn trọng của nhà tuyển dụng.

Tiếp đó là phương pháp và thái độ khai thác thông tin vừa chuyên nghiệp, vừa khéo léo của người phỏng vấn càng làm ứng viên tin tưởng và yêu quý nhà tuyển dụng hơn. Vì niềm tin yêu này, ứng viên sẽ cân nhắc và lựa chọn nhà tuyển dụng, kể cả khi công việc và chính sách đãi ngộ của nhà tuyển dụng ấy vẫn còn thua kém đối thủ cạnh tranh.

Xin kể câu chuyện của tôi:

"Đẹp" trong mắt ứng viên có thể là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh người lao động ngày càng có nhiều cơ hội việc làm

Cách nay hơn 10 năm, sau tuần làm việc đầu tiên, khi tôi cầm lịch hẹn phỏng vấn và tiếp khách đưa cho bảo vệ thì anh nói: “Em đâu có quyền kiểm soát công việc của chị. Chị không cần đưa em cái này đâu”. 

Tôi đã giải thích với anh rằng: “Tôi muốn, khi khách hay ứng viên đến, anh hỏi họ: “Xin lỗi, anh chị có phải là… không? Giám đốc đang đợi anh!”, chứ không phải là “Anh tên gì? Liên hệ gặp ai? Có việc gì?”. Dần dần, mọi người quen với cách làm việc của tôi và ứng viên cũng rất hứng thú với cách tiếp đón của chúng tôi.

Trong thư mời phỏng vấn, tôi luôn có câu ghi chú: “Đường X là đường một chiều, anh chị vui lòng đi từ hướng… và gửi xe tại địa chỉ…”.

Một khâu ít được nhà tuyển dụng quan tâm nhưng tôi lại rất chú trọng là phản hồi thông tin. Cho dù, hồ sơ của ứng viên không nổi trội, cách ứng viên trả lời phỏng vấn có tệ, tôi cũng luôn gửi cho họ “Thư cảm ơn” rằng: “Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ và đánh giá cao năng lực của anh/chị. Tuy nhiên, tại thời điểm này, chúng tôi chưa có vị trí phù hợp với anh/chị. Chúng tôi xin phép liên hệ với anh/chị khi có vị trí phù hợp”.

Đã có không ít ứng viên ứng tuyển vị trí A lại được tôi mời phỏng vấn và gửi “Thư đề nghị công việc” vào một vị trí khác. Cũng không ít lần, tôi đã giới thiệu ứng viên cho doanh nghiệp khác hoặc liên hệ với ứng viên tiếp tục trao đổi công việc và mời hợp tác sau 3 -5 năm mà chưa có ứng viên nào phản ứng gì.

Vậy, làm đẹp trong mắt ứng viên không phải là việc gì quá phức tạp. Đó đơn giản là sự bắt đầu một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp.


Theo KIM THỦY - Công ty TNHH MTV DV Nhân Việt

thuyntt

Doanh nhân Sài Gòn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên