MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tất cả người thành công đều có đặc điểm này!

06-12-2013 - 10:21 AM |

Lì.

Tiến sĩ tâm lý học Angela Lee Duckworth hiện đang là giáo sư khoa tâm lý trường Đại học Pennsylvania, Mỹ. Cô chủ yếu nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng tời thành công của một con người từ trí thông minh, gia cảnh cho đến tính cách. Trong đó Duckworth khẳng định "quyết tâm" là chìa khóa giải quyết cho mọi gian nan trong sự nghiệp.

Nhà tâm lý học Angela Lee Duckworth của Mỹ cho rằng: Đúng là trí thông minh rất quan trọng với sự nghiệp của mỗi người nhưng chỉ số IQ cao chưa chắc đã là yếu tố quyết định dẫn ta đến thành công. Thay vào đó, chiếc chìa khóa chúng ta cần chính là sự quyết tâm và gan góc, sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại trước mắt. Angela Lee Duckworth phát biểu trong bài thuyết giảng: "Lòng quyết tâm đóng vai trò quan trọng hơn bất cứ đặc điểm hay tài năng nào khác trong sự nghiệp của bạn, nhất là ở những thành phố giàu cơ hội việc làm cho người trẻ mới bắt đầu. Đã đến lúc bạn phải trả lời những câu hỏi như sau:

Bạn có gan góc được nữa không, khi mà...

"Quẳng" hàng chục bộ hồ sơ đi khắp nơi rồi mà vẫn bặt vô âm tín?

Khi ấy, liệu bạn còn động lực để tiếp tục gửi hồ sơ cho đến khi có người trả lời hay chán nản bỏ cuộc?

Gửi hồ sơ đi rồi và hoang mang không biết nó có đến tay nhà tuyển dụng?

Vậy bạn có chủ động liên lạc và hỏi han qua email, điện thoại hay cứ ngồi một chỗ chờ đợi?

Lại phải ngồi vào bàn và viết tiếp lá thư xin việc khác?

Liệu bạn có chịu khó soạn nội dung lá thư sao cho phù hợp với công việc mình đang mong muốn, dù biết rằng ngồi viết lách là một việc nhạt nhẽo và "nợ đời"?

Bạn đang cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn?

Vậy bạn phải biết bốn câu hỏi để "phỏng vấn" lại nhà tuyển dụng là gì chứ? Đó là:

1. Hỏi về cá nhân nhà tuyển dụng

Con người thích nói về bản thân mình, nếu bạn chuẩn bị trước một câu hỏi về sự nghiệp của vị sếp phỏng vấn bạn, hẳn họ sẽ thấy rất ấn tượng và trò chuyện hào hứng.

2. Hỏi về công ty

Công ty nào cũng có trang web, hãy truy cập và tìm hiểu trước khi phỏng vấn để nắm bắt qua thành tích, văn hóa doanh nghiệp.

3. Câu hỏi gây "choáng"

Hãy đặt câu hỏi liên quan tới toàn ngành bằng cách đọc thêm báo chí, nắm bắt tin tức và thử đặt công ty vào bối cảnh của những sự kiện đang diễn ra. Chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ phải "ồ" lên trước câu hỏi của bạn.

4. Câu hỏi "đề nghị"

Với ba câu hỏi trên, bạn đã đưa mình lên vị thế ngang hàng với nhà tuyển dụng như hai đồng nghiệp đang bàn luận với nhau. Hãy tiếp tục gieo vào đầu nhà tuyển dụng một ý tưởng marketing siêu thú vị để khiến họ cảm thấy muốn làm việc với bạn ngay lập tức. Ví dụ như "Tôi rất ấn tượng cách phân phối sản phẩm trực tuyến vô cùng thông minh của công ty. Quý vị có cảm thấy mọi thứ sẽ tuyệt hơn khi có một chiến dịch quảng bá nhắm tới giới trẻ online như sau hay không?"

Sau một ngày làm việc cật lực, bạn mệt rã rời và không đủ sức đến tham gia một sự kiện tập thể?

Liệu bạn có dám gồng hết sức và đi? Bởi lẽ, bạn chưa thể biết mình sắp có cơ hội được gặp những ai cơ mà.

Không được đề bạt như mong muốn?

Trong trường hợp này, những người gan góc sẽ làm việc chăm chỉ gấp đôi, thay vì suy nghĩ mãi trong đầu hoặc vội vã đi kiếm việc mới.

Bạn thấy mình thiếu kinh nghiệm?

Bạn sẵn sàng học hỏi những thứ mình cần cho dù kết quả mang lại chưa chắc đã là lương thưởng chứ?

Bạn bắt đầu kiếm thêm bên ngoài?

Dĩ nhiên, làm thêm bên ngoài sẽ giúp bạn học được rất nhiều kinh nghiệm mà công việc chính không mang lại. Việc làm thêm còn có thể mở ra những cơ hội mới. Bạn sẽ trở thành chuyên gia quản lý thời gian và đầu óc lúc nào cũng năng động.

Bạn đang rơi vào bế tắc và cuộc sống thật là chán nản?

Như những gì Duckworth đã nói: Không ai có thể cứu lấy bạn ngoài chính bản thân bạn và vũ khí lợi hại nhất chính là "gan góc tới cùng".

>> Triết lý sống để đời của những tỷ phú giàu nhất thế giới


Thùy An

tuannm

BI

Trở lên trên