Viện sĩ khoa gan mật cảnh báo 4 món ăn sáng ĐỘC hơn cả nhịn đói, là "sát thủ" gây ung thư: Bỏ ngay kẻo hối không kịp, đặc biệt là món ăn với trứng này
Lá gan được ví như nhà máy lọc của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn sáng bằng những món độc hại dưới đây thì bạn đang âm thầm “hủy hoại” gan lúc nào không hay.
Tiểu Lý sống ở Hồ Nam, Trung Quốc, là một nhân viên chuyển phát nhanh. Do điều kiện gia đình không tốt nên từ nhỏ anh đã phải bươn chải mưu sinh. Gần đây, anh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn.
Bản thân Tiểu Lý cứ nghĩ mình làm việc quá sức nên chủ quan mà không thăm khám mà chỉ nghỉ ngơi ít ngày. Thế nhưng, bệnh tình đột nhiên trở nặng. Tiểu Lý bị đau bụng và tiêu chảy dữ dội, mặt mày tái mét. Lúc này, anh mới đến bệnh viện để khám.
Bác sĩ kết luận anh bị ung thư gan. Nghe tin xong, Tiểu Lý cảm thấy trời đất sụp đổ, bản thân hoang mang không biết tại sao mình lại mắc căn bệnh này. Sau khi kiểm tra và chuẩn đoán, bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến bệnh. Đó chính là thói quen ăn uống của Tiểu Lý, đặc biệt là bữa sáng.
Vì thói quen ăn uống sai lầm khiến Tiểu Lý phải trả cái giá quá đắt. Ảnh: Sohu
3 món ăn vào bữa sáng là "sát thủ" gây hại cho gan
1. Đồ chiên
Do tính chất công việc nên Tiểu Lý cũng như nhiều bạn trẻ hiện nay thích ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán... để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, đây là thói quen không hề tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo cao nhưng lại không có đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, không chỉ khiến chúng ta bị thiếu chất mà còn dễ tăng cân, béo phì. Từ đó, làm tăng gánh nặng cho gan khiến cơ thể mắc các bệnh về gan.
Bên cạnh đó, dầu khi được chiên ở nhiệt độ cao thường tạo ra benzen. Đây là chất có khả năng gây ung thư nằm trong nhóm 1 theo phân loại của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC). Tiêu thụ lâu dài chất này có thể làm tổn thương tế bào gan và phá hủy mô gan.
2. Trứng sống và sữa
Không nên ăn trứng sống vì các chuyên gia cho rằng khi ăn trứng chưa được nấu chín sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác nhau. Ảnh: Internet
Trứng và sữa là những thực phẩm giàu protein và rất bổ dưỡng. Đối với những người khỏe mạnh, ăn sáng như thế này không có vấn đề gì. Tuy nhiên, chúng không được khuyến khích cho những người có chức năng gan yếu. Protein chứa nitơ, cần được gan chuyển hóa thành urê. Ăn quá nhiều protein sẽ tạo gánh nặng cho gan trong việc giải độc và làm tăng lượng mật do gan tiết ra, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của gan và làm tổn thương gan.
Ngoài ra, nhiều người thường hâm nóng lại trứng còn thừa và sử dụng lại cho bữa ăn tiếp theo. Tuy nhiên đây là cách làm tai hại bởi trứng khi được để qua đêm sẽ khiến các protein và những chất dinh dưỡng trong trứng sẽ mất đi, thậm chí còn có thể xuất hiện các độc tố. Điều này rất dễ gây ra các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn chỉ nên chế biến trứng vừa đủ ăn trong ngày, tuyệt đối không để qua đêm và hâm lại vào ngày hôm sau.
Bên cạnh đó, việc chế biến trứng ở nhiệt độ cao để trứng nhanh chín. Tuy nhiên điều này lại vô tình khiến các vitamin trong trứng bị giảm đi. Với trứng chiên, bạn nên để lửa vừa đủ cho tới khi lòng đỏ chín tới. Với trứng luộc, bạn cũng không nên thả trứng vào khi nước trong nồi đang ở mức nhiệt 100 độ C. Điều này sẽ khiến vỏ trứng bị vỡ và các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trứng hơn.
3. Món tráng miệng, bánh ngọt
Nhiều người thích ăn bánh ngọt vào bữa sáng, đơn giản vì chúng dễ mua, hoặc vị ngọt sẽ khiến tâm trạng vào buổi sáng vui vẻ hơn, bớt căng thẳng. Tuy nhiên, thói quen ăn sáng này thực sự không tốt, vì bánh chứa nhiều đường sẽ gây gánh nặng cho gan, ăn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa đường của gan, gây bệnh gan. Không những vậy, lượng calo trong bánh khá cao, nếu ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, đau bụng, làm hại cho cơ niêm mạc dạ dày.
Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ăn bánh ngọt và bánh quy nhiều hơn 3 lần mỗi tuần cũng có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao gấp 1,42 lần so với những phụ nữ tiêu thụ những thực phẩm này ít hơn 1 lần mỗi tuần. Vì vậy, tốt nhất nên ăn ít hoặc không nên ăn bánh ngọt vào buổi sáng.
Những chiếc bánh ngọt chứa nhiều đường, không chỉ đẩy nhanh tốc độ lão hóa của cơ thể, mà còn tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của gan. Ảnh: Internet
3 thói quen ăn sáng sai lầm khiến sức khỏe cơ thể giảm sút nghiêm trọng
1. Ăn sáng quá sớm hay quá muộn
Nhiều người có thói quen ngủ dậy muộn và ăn bữa sáng muộn. Thói quen này nếu kéo dài thường xuyên, liên tục gây tình trạng đầy bụng, đau dạ dày hoặc ảnh hưởng đến chất lượng bữa trưa. Ngược lại, nếu ăn sáng quá sớm cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Thời điểm lý tưởng nhất để ăn sáng là từ 6 - 8 sáng vì lúc này axit dạ dày tiết ra mạnh, tiêu thụ thức phẩm vào lúc này sẽ tốt cho dạ dày. Chỉ nên ăn sáng sau khi thức dậy khoảng 20-30 phút. Trước khi ăn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.
2. Ăn sáng không đủ
Nhiều người muốn tạo cảm giác đói để ăn bữa trưa ngon miệng, vì vậy sẽ chỉ ăn sáng rất ít hoặc vừa đủ. Như vậy, có thể dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều vào các bữa còn lại hoặc ăn nhẹ đồ ăn vặt vào cuối ngày, từ đó dẫn đến khó kiểm soát được cân nặng. Một bữa ăn no vào buổi sáng có thể có tác dụng ngược lại. Điều này sẽ kích thích sự trao đổi chất và đốt cháy calo trong suốt cả ngày.
3. Ăn sáng quá vội
Nhiều người có thói quen ăn sáng nhanh, thói quen này khiến thức ăn không được nghiền kỹ, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Ăn sáng nhanh còn gây tình trạng trào ngược axit dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa. Hoặc ăn vội khi thức ăn còn nóng sẽ gây bỏng, tăng khả năng mắc ung thư vòm họng.
Vì vậy, hãy thu xếp thời gian để dậy sớm và ăn sáng chậm rãi, đầy đủ. Khi bạn có thể chậm lại và thưởng thức bữa sáng, điều đó có thể giúp bạn nhận biết rõ hơn về việc mình có thực sự đói hay không và hạn chế việc ăn quá nhiều.
Những nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh gan cao, hãy xem bạn có nằm trong số đó không nhé
1. Những người có lịch sinh hoạt không đều đặn và thường xuyên thức khuya;
2. Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu và luôn trong tình trạng mệt mỏi;
3. Người mang vi rút viêm gan B;
4. Người có tiền sử mắc bệnh ung thư gan, viêm gan B trong gia đình;
5. Người nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản lâu năm;
6. Những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân viêm gan B, chẳng hạn như nhân viên y tế và người nhà trực tiếp, v.v ...;
Theo Sohu