Việt Nam có "kho báu" lớn thứ 2 thế giới: Tại sao không khai thác dù giá bán rất cao?
Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
- 25-11-2021Yếu tố từng khiến Samsung không mua hàng của doanh nghiệp Việt Nam giờ thay đổi ra sao?
- 25-11-2021Thừa Thiên Huế và Công ty TNHH AEON Mall ký kết bản ghi nhớ hợp tác với tổng vốn 170 triệu USD
- 25-11-20214 tỉnh kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 83.000 tỷ đồng xây Vành đai 3 TP. HCM
Nguyên tố đất hiếm là một nhóm kim loại có thành phần quan trọng cho nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Các kho dự trữ để khai thác đất hiếm ngày càng quan trọng và có giá trị.
Đồ họa dưới đây được tổng hợp dựa trên dữ liệu từ Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ (USGS), cung cấp thông tin về các quốc gia có trữ lượng nguyên tố đất hiếm (REE) lớn nhất được biết đến.
Đất hiếm là gì?
REE, còn được gọi là kim loại đất hiếm hoặc oxit đất hiếm, hoặc lanthanide, là một tập hợp của 17 kim loại nặng mềm màu trắng bạc.
17 nguyên tố đất hiếm là: lantan (La), xeri (Ce), praseodymium (Pr), neodymium (Nd), promethium (Pm), samarium (Sm), europium (Eu), gadolinium (Gd), terbium (Tb ), dysprosi (Dy), holmi (Ho), erbi (Er), thulium (Tm), ytterbium (Yb), lutetium (Lu), scandium (Sc) và yttrium (Y).
Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam đứng thứ 2 thế giới. Ảnh: Visual Capitalist
Thuật ngữ "đất hiếm" thường được hiểu sai vì các kim loại đất hiếm thực sự có nhiều trong vỏ Trái đất. Tuy nhiên, chúng hiếm khi được tìm thấy với tập hợp lớn mà thường được tìm thấy cùng các loại khoáng chất khác.
Đất hiếm được dùng làm gì?
Hầu hết các nguyên tố đất hiếm được sử dụng làm chất xúc tác và nam châm trong các công nghệ truyền thống. Các ứng dụng quan trọng khác của nguyên tố đất hiếm là trong sản xuất hợp kim kim loại đặc biệt, thủy tinh và thiết bị điện tử hiệu suất cao.
Hợp kim của neodymium (Nd) và samarium (Sm) có thể được sử dụng để tạo ra nam châm mạnh chịu được nhiệt độ cao, điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho nhiều ứng dụng điện tử và quốc phòng quan trọng.
Dự trữ toàn cầu về Đất hiếm
Trung Quốc đứng đầu danh sách về sản lượng mỏ và trữ lượng các nguyên tố đất hiếm, với trữ lượng 44 triệu tấn và sản lượng khai thác hàng năm là 140.000 tấn.
Dù Việt Nam và Brazil có trữ lượng kim loại đất hiếm đứng thứ 2 và thứ 3 với trữ lượng lần lượt là 22 triệu tấn và 21 triệu tấn, nhưng sản lượng khai thác của Việt Nam và Brazil chỉ khoảng 1.000 tấn mỗi năm.
Trong khi đó, Mỹ có trữ lượng 1,5 triệu tấn đất hiếm nhưng vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu đất hiếm tinh chế từ Trung Quốc.
Tại sao Việt Nam không khai thác nhiều đất hiếm?
TS Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Bauxite - Nhôm của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (cũ), đánh giá rằng Việt Nam có thể có cơ hội xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ nhưng cần phải nhìn nhận rõ nhược điểm của đất hiếm ở Việt Nam.
Trong khi đất hiếm nhóm nặng có nhiều công dụng và được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao hơn thì Việt Nam lại sở hữu đất hiếm nhóm nặng ít, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ.
"Dĩ nhiên đất hiếm nhóm nhẹ vẫn có những ứng dụng và nhu cầu nhất định, ví dụ người ta có thể sử dụng để làm loa, song nhìn chung, đất hiếm nhóm nhẹ ít được sử dụng trong các ứng dụng khác", TS Nguyễn Văn Ban phân tích.
Nhật Bản đã từng bày tỏ quan tâm đến đất hiếm của Việt Nam từ lâu, nhưng vì nhiều lí do nên Nhật Bản chưa thúc đẩy mạnh việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khai thác đất hiếm và xử lý để tách từng nguyên tố trong đất hiếm ra đều không là việc dễ dàng.
"Để phân tách từng kim loại trong đất hiếm thành từng nguyên tố đạt được độ sạch cao vô cùng phức tạp. Nếu không phân tách cẩn thận, kim loại hiếm trong đất có thể bay hơi theo oxy, nên chỉ có các nước tiên tiến mới có đủ khả năng để phân tách lấy các loại nguyên tố hiếm này trong đất hiếm", TS Nguyễn Văn Ban chia sẻ.
Việc khai thác và tinh chế đất hiếm không dễ dàng.
Với công nghệ hiện tại, Việt Nam chỉ có thể xuất thô chứ chưa thể phân tách nguyên tố trong đất hiếm hoặc gia công để tạo ra đất hiếm tinh chế. Ngoài ra, TS Nguyễn Văn Ban cho rằng khái thác đất hiếm còn có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường bởi trong đất hiếm có các nguyên tố phóng xạ, khá nguy hiểm cho nhân công và môi trường xung quanh.
Bàn luận về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, muốn xuất khẩu đất hiếm, các doanh nghiệp khai thác đất phải trải qua quá trình làm giàu các khoáng chất bên trong các quặng đất hiếm để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, để xuất khẩu còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
"Ví dụ xuất khẩu đất hiếm để làm linh kiện điện tử hoặc làm vật liệu cho các ngành sản xuất khác, mỗi nhu cầu xuất khẩu có một tiêu chuẩn riêng, yêu cầu rất cao về độ tinh khiết của các nguyên tố đất hiếm, chứ không phải chúng đồng đều nhau", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển cho biết.
PGS. TS Nguyễn Xuân Khiển cũng có cùng quan điểm với TS Nguyễn Văn Ban rằng muốn khai thác và xuất khẩu đất hiếm, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được đầu ra, tức là xác định được nhu cầu của các quốc gia.
Theo VnExpress, năm ngoái, PGS Phan Quang Văn cùng cộng sự trường Đại học Mỏ Địa Chất phối hợp một số Viện nghiên cứu trong nước và nhóm chuyên gia Đức đã tìm cách xác định đặc tính của khoáng vật đất hiếm vùng Nậm Xe (Lai Châu) và thực hiện một số nghiên cứu khác.
Quặng ở vùng này là đất hiếm nhóm nhẹ, chủ yếu là các nguyên tố La (Lantan) và Ce (Xeri), chiếm khoảng 97% tổng oxit đất hiếm khu Bắc Nậm Xe và 75,9% tổng oxit đất hiếm khu Nam Nậm Xe.
Doanh nghiệp và Tiếp thị