Việt Nam có nhà máy thức ăn chăn nuôi mới công suất 200.000 tấn/năm nhưng một ca chỉ có 7 nhân viên
Mỗi nhân viên làm việc trong nhà máy này đều phải có trình độ kỹ thuật cao để có thể vận hành hệ thống máy móc.
- 20-11-2019The ASEAN Post: Các startup "kỳ lân" Đông Nam Á đang được định giá quá cao?
- 20-11-2019CEO DTT: Nếu vào dịch vụ công online, đăng ký xin cấp đơn ly hôn với tên PGS.TS Nguyễn Đức Thành thì hoàn toàn được
- 20-11-2019Chỉ số Kết nối Toàn cầu 2019: Việt Nam là "ngôi sao đang lên", trên đường trở thành quốc gia phát sóng 5G sớm nhất Đông Nam Á
Nhà máy thức ăn chăn nuôi của ADM ở Hòa Mạc nằm ở khu công nghiệp Hòa Mạc, cách Hà Nội 60km về phía Đông Nam, gần khu vực chăn nuôi trọng điểm của phía bắc, gần cảng tàu để thuận tiện cho khâu vận chuyển. Đây là nhà máy thứ 5 của Tập đoàn ADM tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 20 triệu EUR.
Ông Pierre Duprat - Chủ tịch ADM Dinh dưỡng Vật nuôi toàn cầu cho biết: Việt Nam là thị trường chiến lược trọng điểm của Tập đoàn này. Năng suất, chất lượng, sản phẩm chăn nuôi trong nước ngày càng đuộc cải thiện khi công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sữa và năng suất bò đứng số 1 khu vực Đông Nam Á, quy mô đàn lợn đứng thứ 6 trên thế giới và đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới.
Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á tiêu thụ thịt lợn hàng đầu thế giới, xếp thứ hai ở châu Á và là thị trường thức ăn chăn nuôi lớn thứ 5. Việt Nam còn là một thị trường sôi động trong khu vực nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nổi bật. Ông Pierre nhận xét, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đang chuyển dần hoạt động từ quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn, chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi công nghiệp và đó là cơ hội lớn đối với tập đoàn.
Nhà máy mới được đầu tư với năng lực sản xuất tới 300.000 tấn/ năm với 3 dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, chủ yếu cho lợn, gia cầm và thỏ.
Đặc biệt, dự án này có hàm lượng công nghệ rất cao và tự động hóa tối đa quy trình sản xuất. Nhà máy sử dụng dây chuyền đóng bao tự động, hệ thống máy nghiền tự động, robot chất bao thành Pallet, máy ép viên tự động, hệ thống vít định lượng kép. Tất cả đều được điều khiển trong chỉ một văn phòng duy nhất và chỉ cần 1 người vận hành duy nhất trong ca. Tổng nhân sự cần trong nhà máy trong một ca chỉ cần đúng 7 người.
Trả lời phóng viên Trí thức trẻ, ông Pierre Duprat cho biết nhân sự vận hành hệ thống này được tuyển chọn rất kỹ lưỡng vì công nghệ của nhà máy đã được tối ưu để giảm tới tối đa lượng lao động chân tay cần thiết. Tập đoàn chọn nhân sự có chất lượng cao, có kỹ năng kỹ thuật và có dự án đào tạo bởi công ty mẹ tổ chức ở Việt Nam.
Ngoài dự án này, công ty cũng tăng cường các công cụ và dịch vụ công nghiệp như bổ sung dây chuyển sản xuất thứ hai và giải pháp đóng gói tích hợp đầy đủ, bao gồm hệ thống đóng bao tự động và robot chất hàng tại nhà máy Đồng Tháp, nằm ở vị trí chiến lược gần sông Mê Kong và mở rộng năng lực lưu kho cho nhà máy tại Bình Dương.