Việt Nam có sẵn sàng để thế chân Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Trên Emerging Market Views, ông Min Zhou – nhà phân tích nghiên cứu của AllianceBernstein và bà Vivian Chen – Giám đốc đầu tư của International Small Cap Equality đã có những phân tích về năng lực đáp ứng nhu cầu sản xuất của Việt Nam trong chuỗi cung ứng.
- 14-04-2020Giám đốc ILO Việt Nam: 3 điểm đáng lưu ý để tránh Covid-19 gây khủng hoảng trầm trọng và niềm tin lớn với Việt Nam
- 14-04-2020Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển: Đợi chứng minh thiệt hại để hưởng hỗ trợ, có khi doanh nghiệp "chết" rồi!
- 14-04-2020Bộ Công thương giải đáp về giảm giá điện: Ai được hưởng, mức hưởng bao nhiêu và khi nào thì giá giảm?
- 14-04-2020VEPR dự báo 3 kịch bản kinh tế cho Việt Nam năm 2020: Lạc quan nhất là tăng trưởng 4,2%
Min Zhou và Vivian Chen đến Việt Nam vào cuối tháng 12/2019, khi những con virus Corona đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc. Và đến thời điểm hiện tại, virus này đã tàn phá việc sản xuất, cung ứng của đất nước tỷ dân khiến cho họ cảm thấy chuyến đi Việt Nam dường như đặc biệt đúng lúc. Các nhà đầu tư đang đánh giá, tìm cách dịch chuyển nhà máy đến quốc gia hơn 95 triệu dân này.
Các công ty toàn cầu đã đánh giá về năng lực sản xuất, cung ứng của Việt Nam trong vài năm trước, ngay cả trước khi có động lực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đó là vì Trung Quốc với vai trò là công xưởng thế giới đã tạo ra tình trạng thiếu hụt lao động và đẩy chi phí tăng cao.
Lao động ở Việt Nam được nhìn nhận là trẻ, dồi dào, và chi phí thấp hơn khoảng 40% so với Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam cũng quy định mức thuế thấp và một tuần làm việc kéo dài 6 ngày giúp nâng cao năng suất. Nhiều thương hiệu quần áo, đồ thể thao nổi tiếng như Nike, Adidas đã đặt nhà máy tại đây.
Ngày nay, hầu hết các thuơng hiệu toàn cầu sản xuất tại Việt Nam thuộc 2 ngành là dệt may, giày dép – chiếm 18% và thiết bị điện tử chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2018. Vì vậy, Min Zhou và Vivian Chen đã xem xét kỹ 2 lĩnh vực này để hiểu rõ hơn xu hướng và nhu cầu của các nhà đầu tư khi muốn dịch chuyển nhà máy đến Việt Nam.
Câu hỏi họ đặt ra là xu hướng gần đây trong lĩnh vực gia công cho các công ty nước ngoài ở Việt Nam là gì, các nhà đầu tư cần chú ý điều gì khi muốn chuyển dịch nhà máy về Việt Nam?
Yếu tố đầu tiên được hai nhà nghiên cứu chỉ ra là sự thích nghi với văn hoá. Không giống như người lao động Trung Quốc thường sống trong ký túc xã và chỉ trở về nhà trong kỳ nghỉ, người Việt Nam thích làm việc tại các nhà máy gần nhà và sống cùng gia đình.
Các công ty cũng học được những bài học quan trọng về việc tận dụng sức lao động.
Stella International Holdings – doanh nghiệp sản xuất giày dép và da hàng đầu toàn cầu là một ví dụ điển hình. Doanh nghiệp này có một nhà máy ở Thái Bình với 7.000 nhân công. Với 14 dây chuyền lắp ráp và 52 dây chuyền khâu, nhà máy tạo ra khoảng 7 triệu đôi giày thể thao mỗi năm cho Nike và các thương hiệu khác.
Các nhà quản lý có vẻ rất hài lòng về điều kiện làm việc cho công nhân. Chìa khoá để quản lý là chăm sóc tốt cho người lao động.
Ngoài vấn đề văn hóa, các công ty công nghệ phải đối mặt với những thách thức khác tại Việt Nam. Ví dụ như các công ty Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu cho các sản phẩm công nghệ cao, phức tạp ở mức sản xuất hiệu quả?
Luxshare Precision Industry, công ty điện tử hàng đầu Trung Quốc sản xuất linh kiện cho Apple, là một trong những công ty tiên phong về công nghệ Trung Quốc tại Việt Nam.
Công ty này đã có một nhà máy hoạt động và đang trong quá trình xây dựng thêm 3 nhà máy khác. Kế hoạch của Luxshare là có ít nhất 60.000 công nhân tại Việt Nam, khi Apple tìm cách đa dạng hoá chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc Trung Quốc.
Các nhà máy mới cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì của Apple? Theo một quản lý người Trung Quốc tại nhà máy Bắc Giang, chìa khoá là tiếp cận từng bước một. Trước hết là những dòng sản phẩm đơn giản rồi mới đến phức tạp hơn. Các nhà quản lý Trung Quốc nhiều kinh nghiệm được giao đào tạo các quản lý địa phương, công nhân tuyến đầu để đạt được mức năng suất tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, các công ty nước ngoài chắc chắn sẽ gặp một số vấn đề. Độ tuổi nghỉ hưu của lao động Việt Nam tăng từ 60 lên 62 đối với nam và 55 lên 60 đối với nữ vào năm 2021 có thể gây ra sự phản kháng từ các công đoàn lao động. Trong năm 2019, Tổng thống Trump cũng đã nói rằng có thể áp thuế với Việt Nam, điều này sẽ tạo thêm rào cản cho các nhà sản xuất.
Dù vậy, Min Zhou và Vivian Chen cho rằng những rủi ro này khó lòng ngăn chặn sự thay đổi của các nhà sản xuất. Cuộc khủng hoảng do coronavirus gây ra sẽ đẩy nhanh các thúc đẩy các công ty toàn cầu dịch chuyển đến Việt Nam.
Khi xu hướng này bắt đầu, các chuyên gia cho rằng có 2 bài học chính. Thứ nhất, các công ty của Trung Quốc với kinh nghiệm gia công dồi dào cho các công ty toàn cầu sẽ có lợi thế hơn các công ty cạnh tranh nhỏ hơn, ít kinh nghiệm hơn. Do vậy, họ sẽ nhanh chân hơn trong di dời.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần nắm vững các vấn đề về môi trường, xã hội, pháp lý tại Việt Nam – khi đây là chìa khoá thành công.
Các quy định môi trường tại Việt Nam nghiêm ngặt hơn so với Trung Quốc, vì Chính phủ Việt Nam đã học được bài học từ người bạn láng giềng khổng lồ phía Bắc. Các vấn đề xã hội cũng sẽ đặc biệt quan trọng. Thích nghi với văn hoá bản địa và điều kiện làm việc phù hợp với người Việt sẽ là yếu tố chính giúp các nhà máy đạt được năng suất cao.