Việt Nam đang có bao nhiêu tiền mặt trong lưu thông?
Quy mô tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam hiện ở mức nào và tỷ trọng tiền mặt lưu thông liên quan?
- 22-07-2019Cuộc đua không tiền mặt tại châu Á: Thẻ visa đang ‘thua’ ví điện tử
- 16-07-2019Thanh toán không tiền mặt: Rủi ro bởi hạ tầng thanh toán chưa được chuẩn hóa?
- 13-07-2019Giải pháp nào để không dùng tiền mặt?
Như BizLIVE đề cập ở bản tin trước, Nhà máy In tiền Quốc gia đã có thông tin về khoản lỗ giữa kỳ trên báo cáo tài chính vừa công bố.
Trong thông tin cập nhật, Nhà máy cho biết số liệu kỳ báo cáo trên chỉ là tạm tính, không thể hiện đầy đủ tình hình hoạt động. Đáng chú ý, số lượng, doanh thu và chi phí từ hoạt động in đúc tiền của Nhà máy là hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu tiền mặt trong nền kinh tế.
Vậy lượng tiền mặt trong lưu thông của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Lượng tiền mặt này diễn biến thế nào trong thời gian qua?
Đi cùng với tăng trưởng và độ lớn của nền kinh tế qua thời gian, hàng năm Việt Nam đều có mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, như giai đoạn gần đây vào khoảng 14 - 16% mỗi năm.
Cập nhật gần nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 5/2019, số dư tổng phương tiện thanh toán đã đạt đến quy mô 9.706.888 tỷ đồng (tăng 5,37% so với cuối năm 2018). Quay ngược về tháng 12/2013, quy mô này chỉ ở mức 4.400.692 tỷ đồng.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán tính đến tháng 5/2019 ở mức 11,67%. Tính theo số dư quy mô tổng phương tiện thanh toán nói trên, tỷ trọng tiền mặt lưu thông tương ứng với quy mô 1.132.793,83 tỷ đồng.
Có một điểm đáng chú ý, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam gần như không mấy thay đổi trong nhiều năm qua (đồng nghĩa với quy mô tăng đều theo tổng phương tiện thanh toán hàng năm).
Dữ liệu mẫu suốt từ năm 2013 đến nay cho thấy, diễn biến qua các tháng trong năm, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán phổ biến chỉ xoay quanh mức 11,5% mà không nhiều thay đổi hoặc có biến động nào lớn.
Xét theo dữ liệu mẫu trong khoảng 7 năm qua cũng cho thấy một điểm thú vị: diễn biến tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán góp phần phản ánh cho yếu tố mùa vụ, hoặc mùa cao điểm chi trả tiền mặt trong năm của hoạt động ngân hàng thương mại và cũng có thể xem là mùa cao điểm nhu cầu tiền mặt trong nền kinh tế.
Cụ thể, tỷ trọng này hàng năm đều bật lên cao hẳn vào tháng 1 và 2 - khoảng thời gian của Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, lên trong khoảng 14 - 15%, sau đó lại nhanh chóng trở về quanh 11,5% các tháng còn lại. Diễn biến này gần như đồng nhất trong 7 năm qua, theo dữ liệu mẫu từ 2013 đến nay.
BizLive