Quốc gia châu Á tăng trưởng vượt trội, là động lực chủ chốt kéo kinh tế toàn cầu đi lên
Quốc gia châu Á tăng trưởng vượt trội, là động lực chủ chốt kéo kinh tế toàn cầu đi lên
- 21-08-2023Đức trở thành 'người bệnh của châu Âu': Nước phát triển có tăng trưởng âm duy nhất thế giới năm 2023 vì văn hóa ‘hết giờ là đi về’
- 15-08-2023Không còn ảm đạm kéo dài, GDP quý II của Nhật Bản tăng trưởng bất ngờ nhờ 2 'chìa khóa' then chốt, một lĩnh vực có thể sẽ được Trung Quốc ‘góp sức’
- 01-08-2023Quốc gia châu Á tăng trưởng nhanh nhất nhì thế giới, được dự báo sẽ thế chân Trung Quốc 'giải cứu' 1 thị trường quan trọng
Ấn Độ cùng với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ trở thành những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, theo S&P Global Insights.
Phát biểu tại hội nghị năng lượng thường niên APPEC, Rajiv Biswas - chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Thái Bình Dương của S&P Global – nhận định khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ là “động lực chủ chốt” giúp kinh tế toàn cầu tăng trưởng không chỉ trong ngắn hạn mà là cả dài hạn.
“Nhìn về thập kỷ tiếp theo, chúng tôi dự đoán châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên toàn thế giới”. Đáng lưu ý, những điểm sáng quan trọng nhất bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam.
“Kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng vượt trội, trong khi các nền kinh tế Đông Nam Á đặc biệt là Indonesia, Philippines, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ tới”, ông Biswas nói.
Quý II, GDP Việt Nam tăng trưởng 4,14% so với 1 năm trước, sau khi tăng trưởng 3,28% trong quý I. Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia tăng trưởng 5,17%, trong khi Philippines tăng trưởng 4,3%.
Trong cùng kỳ, GDP của Ấn Độ tăng trưởng 7,8%, cao nhất trong 1 năm. Chính S&P Global cũng dự báo Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2030, với GDP tăng từ mức 3.500 tỷ USD trong năm 2022 lên 7.300 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng của khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng từ 3,3% trong năm ngoái lên 4,2% trong năm nay. S&P dự báo trong thập kỷ tới, khoảng 55% tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ đến từ khu vực này.
Dẫu vậy, Mỹ vẫn sẽ là động lực quan trọng, đóng góp 15% trong thập kỷ tới. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là 1 trụ cột lớn với tỷ trọng đóng góp cao dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện chưa hồi phục mạnh như kỳ vọng.
Tham khảo CNBC
Nhịp sống thị trường