Việt Nam được tổ chức uy tín Mỹ gọi là "Thụy Sĩ của châu Á": Có tiềm năng trở thành "mỏ vàng" cho thị trường Mỹ nhờ những lợi thế không thể chối cãi
Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam là điều thu hút đoàn đại biểu của tổ chức quốc tế. Đây là tín hiệu khởi sắc đối với Việt Nam trong những năm tới.
- 28-01-2023Đây là lý do tại sao mất 200 tỷ USD mà "gã ngông cuồng" Elon Musk vẫn bình chân như vại
- 28-01-2023Ngày này năm xưa: 28/1, một thương nhân người Anh đã ‘cải mệnh’ cho làng chài vô danh trở thành con rồng châu Á
- 27-01-2023Vượt qua Hàn Quốc, đe doạ soán ngôi Nhật Bản, ô tô Trung Quốc đang khiến nhiều tượng đài “đứng ngồi không yên”
Sự phát triển vượt bậc
Từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, người ta không khỏi ngạc nhiên trước một nền văn hóa phong phú và đa dạng chịu ảnh hưởng từ hàng nghìn năm lịch sử thăng trầm. Bao trùm lên tất cả những điều này là sự tăng trưởng mạnh mẽ được thúc đẩy bởi cam kết quốc gia về tự do hóa kinh tế và mong muốn hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới.
Cách đây vài tuần, một nhóm gồm các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Quốc gia các Bộ Nông nghiệp Bang (NASDA) đã mời các đại diện của Hiệp hội Công nghiệp Thức ăn chăn nuôi Mỹ (AFIA) tham gia với tư cách là khách mời để gặp gỡ các đại diện chính phủ và doanh nghiệp của ngành chăn nuôi tại Việt Nam.
Được biết, AFIA có trên 110 năm phát triển, có hơn 700 doanh nghiệp thành viên tại Mỹ, trong đó 75% là doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn nuôi. AFIA chủ yếu tập trung mạnh vào mảng thức ăn bổ sung, thức ăn cho thú cưng và chuyển giao công nghệ chăn nuôi tại Mỹ. Trong khi đó, NASDA được thành lập vào năm 1916, là cơ quan lãnh đạo và giải quyết vấn đề nông nghiệp quan trọng nhất của Mỹ. CEO hiện tại của NASDA là cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Ted McKinney.
Đoàn đại biểu đã được tận mắt chứng kiến sự phát triển kinh tế nhanh chóng, tích cực của Việt Nam.
Với những giai đoạn có tỉ lệ tăng trưởng lên tới hai con số, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Mong muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nước láng giềng, quốc gia này đang tìm cách tận dụng tỉ lệ dân số vàng với gần 100 triệu người (70% dân số dưới 40 tuổi, đây là thị trường hàng đầu của Facebook), các hiệp định thương mại, có chi phí sản xuất thấp và vị trí địa lý thuận lợi để nâng cao mức sống và an ninh chính trị.
Các nhà lãnh đạo của tổ chức NASDA đã gọi Việt Nam là "Thụy Sĩ của Châu Á" trong chuyến đi mới này. Với thế mạnh giao thương thương mại hàng hải, Việt Nam đã nỗ lực để duy trì ổn định chính trị tại khu vực. Việt Nam cũng đang hiện đại hóa trang thiết bị để phù hợp kết nối, hội nhập với nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm phương Tây.
Trong khi đó, với tư cách là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ (và Mỹ là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam), và với tỷ lệ đông đảo người dân ủng hộ hợp tác với Mỹ, Việt Nam mong muốn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Tiềm năng hợp tác Việt - Mỹ
Cảng Sài Gòn là một bằng chứng rõ ràng cho nỗ lực của Việt Nam. Nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là một cảng vận chuyển hàng rời và container nhộn nhịp - nơi hoạt động của một số công ty, trong đó có công ty SSIT có trụ sở tại Mỹ.
SSIT đang mở rộng công suất thêm 50% và có kế hoạch tăng gấp đôi quy mô cảng tổng thể trong hai năm tới để vượt quy mô của Cảng Long Beach. Với một vũng quay lớn, cảng có khả năng xử lý các Tàu Container Siêu Lớn (ULCV) với trọng tải lên đến 200.000 tấn.
Nông nghiệp là một phần trọng tâm trong kế hoạch tiếp tục tăng trưởng của đất nước. Với nỗ lực đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp đồng thời cân bằng nhu cầu của các hộ nông dân nhỏ, Việt Nam đang tìm cách tăng lượng đạm động vật trong chế độ ăn của người dân, đồng thời trở thành nhà xuất khẩu tôm và gia cầm của khu vực.
Chính phủ đã có những nỗ lực tích cực để kiểm soát dịch tả lợn châu Phi (triển khai vắc-xin ASF), và cũng khuyến khích - thay vì bắt buộc - củng cố và hiện đại hóa ngành sản xuất động vật nuôi trong nước.
Kết quả là hiện đã có 1.600 trang trại phụ trách sản xuất 45% lượng thịt lợn của Việt Nam, phần còn lại được sản xuất bởi hơn 2 triệu trang trại khác. Sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhu cầu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đang tăng lên ở cả miền bắc và miền nam Việt Nam.
Khách hàng Việt Nam rất mong muốn các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đậu nành, ngô và các sản phẩm phụ của Mỹ để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn cho thú cưng. Khả năng sở hữu vật nuôi ngày càng tăng đang tạo ra nhu cầu lớn về thức ăn thú cưng chất lượng. Điều đó thể hiện ở việc có thêm các không gian bày bán thức ăn thú cưng ở siêu thị và các cửa hàng dành riêng cho nhu cầu của vật nuôi.
Trong khi việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vào đầu năm 2017 đặt Mỹ vào thế bất lợi, Việt Nam đã phát tín hiệu sẵn sàng đàm phán tiếp cận thị trường tốt hơn cho các sản phẩm của Mỹ.
Theo đánh giá của chuyên gia AFIA, Việt Nam chắc chắn là thị trường có tiềm năng to lớn đối với ngành thức ăn chăn nuôi của Mỹ. May mắn thay, Hiệp hội Công nghiệp Thức ăn chăn nuôi Mỹ (AFIA) là một cái tên được công nhận tại Việt Nam và đang tích cực đạt được tiến bộ để chia sẻ những lợi thế trong ngành thức ăn chăn nuôi và thức ăn vật nuôi, đồng thời điều hướng các cải tiến về quy định có thể tạo thuận lợi cho thương mại.
Song song với những nỗ lực này là các buổi thảo luận do AFIA tài trợ nhằm giúp nhà sản xuất chăn nuôi Việt Nam cải thiện năng lực quản lý thức ăn chăn nuôi và an toàn sinh học. Việt Nam đã thể hiện thiện chí chào đón và Mỹ không nên bỏ qua cơ hội này – tác giả thuộc AFIA kết luận.
Nhịp sống thị trường