MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam là quốc gia đứng đầu về điện thoại di động

02-06-2016 - 17:56 PM | Thị trường

Theo bà Tammy Phan - Giám đốc đối tác chiến lược và Kênh bán hàng Việt Nam của Google (Google APAC), Việt Nam là quốc gia đứng đầu về điện thoại di động. Đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động.

Tại hội thảo “Đón làn sóng công nghệ số: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã sẵn sàng?”, bà Tammy Phan - Giám đốc đối tác chiến lược và Kênh bán hàng Việt Nam của Google cho biết .

Đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động, hoạt động kinh doanh online sẽ tăng trưởng 40%.

Những thống kê của Google cũng cho thấy xu hướng mua bán online, đặc biệt qua điện thoại di động đang ngày một gia tăng ở Việt Nam. Trước khi quyết định mua sắm, 70% người dùng sẽ lên mạng tìm kiếm thông tin, địa chỉ mua hàng. 66% người dùng nghiên cứu khoảng một ngày trước khi đi xem trực tiếp và 82% người dùng vào điện thoại để quyết định mua gì ngay khi đang ở trong cửa hàng.

Sử dụng dụng điện thoại di động giúp phát triển kinh tế. Cứ tăng thêm 1% số người dùng sẽ đóng góp hơn 100 triệu USD và GDP năm 2020, và tạo thêm 140.000 việc làm mới.

Cũng theo bà Tammy Phan, mặc dù theo thống kê hiện nay, 45 triệu người Việt đã tiếp cận Internet và nhu cầu tìm kiếm trên mạng trước khi mua sắm ngày một tăng nhưng các doanh nghiệp dường như vẫn đứng ngoài cuộc. Hiện mới có 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website hỗ trợ mua bán trực tuyến.

Theo đánh giá, chìa khóa thành công cho thương mại điện tử nằm ở nền tảng kết nối di động. Không giống những nước khác như Mỹ, Việt Nam là nước có kết nối di động cao: có đến 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh, trong khi chỉ có 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Người Việt dùng điện thoại di dộng cho nhiều hoạt động khác nhau như tìm kiếm thông tin, xem video, tìm đường đi, mua hàng…

Mặc dù Internet mở ra cơ hội lớn cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng và nền kinh tế nói chung nhưng việc số hóa của các doanh nghiệp còn chậm bởi nhiều thách thức như thiếu nhận thức về lợi ích của kết nối trực tuyến; cho rằng việc số hóa tốn nhiều chi phí và thiếu cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư; thiếu chuyên môn kỹ thuật nội bộ; xã hội có thói quen dùng tiền mặt và lo lắng về vấn đề bào mật.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, trên thế giới, hiện có khoảng 40% dân số có thể tiếp cận internet thường xuyên, còn Việt Nam có tới 48% người dân có thể tiếp cận internet.

Theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard của Mỹ, Việt Nam là 1 trong 5 cánh của ngôi sao đang lên trong làng công nghệ số của thế giới. Năm cánh sao đó gồm: Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Mặc dù Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ viễn thông và điện thoại di động cao nhất khu vực và thế giới nhưng mức độ sẵn sàng cho kinh tế số ở Việt Nam chưa cao.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, năm 2015, Việt Nam đứng thứ 85/143 nền kinh tế về mức độ chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế số. Muốn trở thành một ngôi sao thực sự trong nền kinh tế số, Việt Nam cần xây dựng được một nền tảng thể chế thực sự phục vụ cho nền kinh tế số phát triển. Đây là một vấn đề rất lớn, cần phải có quyết tâm và cách thức riêng để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam.

Tại hội thảo, ông Kevin O’Kane, Giám đốc mảng Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Google Châu Á Thái Bình Dương cũng chia sẻ rằng: “Mỗi doanh nghiệp Việt Nam, dù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gì đều cần ứng dụng công nghệ số vì nhiều khách hàng của họ đã kết nối mạng. Nhưng đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn chưa có cách thức hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng qua mạng internet”.

Theo ông, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhỏ sẽ hoạt động tốt hơn khi có 1 trang web mạnh. Họ có thể tăng doanh số bán hàng nhanh gấp 4 lần so với đối thủ cạnh tranh hoạt động ngoại tuyến nếu họ ứng dụng web và các công cụ số, đặc biệt là trên điện thoại di động.

Lấy ví dụ về cơ hội này, ông Kevin O’Kane cho biết, đó là làng Vũ Đại. Quảng cáo trực tuyến đã giúp mang sản phẩm cá kho vươn ra ngoài thị trường trong nước.

Theo Diệu Thùy

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên