MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4

Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4

Việt Nam sẽ hết sức nỗ lực tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm, bảo đảm tính khách quan, minh bạch, xử lý khác biệt giữa các nước thành viên, cố gắng duy trì đoàn kết, đồng thuận để giải quyết các vấn đề...

Đây là thông tin được ông Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế - Bộ Ngoại giao cho biết tại họp báo ngày 25/3.

Ông Đỗ Hùng Việt cho biết chương trình hoạt động trong tháng 4 của Hội đồng Bảo An sẽ tương đối bận rộn với gần 30 cuộc họp cấp đại sứ, xử lý 12 vấn đề ở tất cả các khu vực trên thế giới.

"Với tư cách là một nước Ủy viên không thường trực, Việt Nam may mắn được đảm nhiệm hai lần vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong cùng 1 nhiệm kỳ", ông Hùng cho biết

Theo ông Hùng, để thực hiện vai trò đó, Việt Nam sẽ hết sức nỗ lực tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm, bảo đảm tính khách quan, minh bạch, xử lý khác biệt giữa các nước thành viên, cố gắng duy trì đoàn kết, đồng thuận để giải quyết các vấn đề. 

Đây là lần thứ 2 Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Theo đó, Việt Nam sẽ thúc đẩy 3 chủ đề ưu tiên.

Chủ đề đầu tiên là tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực để thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột. Đây là sự tiếp nối nỗ lực xuyên suốt của Việt Nam từ đầu nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, đây cũng là vấn đề rất quan trọng với Việt Nam, có tác động sâu sắc đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh an toàn cho người dân Việt Nam. 

Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4 - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2020 - Ảnh: TG&VN


Với chủ đề này, Việt Nam sẽ chủ trì một phiên họp cấp bộ trưởng vào ngày 19/4, với sự tham gia của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng như lãnh đạo của ba tổ chức hàng đầu khu vực gồm ASEAN, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU).

Chủ đề ưu tiên thứ hai là khắc phục hậu quả bom mìn, duy trì hòa bình bền vững, tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn. Đây là vấn đề quan trọng với Việt Nam, có tác động sâu sắc đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh an toàn cho người dân Việt Nam.

Với chủ đề này, Việt Nam dự kiến tổ chức một phiên họp cấp Bộ trưởng do Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam chủ trì vào ngày 8/4. Sự kiện sẽ có sự tham gia của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Chủ đề ưu tiên thứ ba là bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân trong xung đột vũ trang. Với chủ đề này, Việt Nam sẽ tổ chức một phiên họp cấp Bộ trưởng vào ngày 27/4 với sự tham dự của Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách về các vấn đề nhân đạo và lãnh đạo tổ chức Ủy ban Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Trước đó, từ ngày 2/1/2020, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Họp đồng Bảo An, mở đầu cho nhiệm kỳ thành viên Liên Hợp Quốc 2020 - 2021.

Theo Quang Thanh

Vneconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên