Việt Nam nắm giữ loại gỗ siêu quý được Malaysia ra sức săn lùng: xuất khẩu tăng 500%, diện tích trồng hơn 900.000 ha
Mặt hàng này của Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- 19-12-2024Mỹ, Trung Quốc đua từng triệu USD mua một sản vật của Việt Nam - là mặt hàng nước ta xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới
- 18-12-2024Hãng xe rót 800 triệu USD xây nhà máy tại Việt Nam ra mắt đối thủ Honda Civic: Đầy bình đủ chạy xuyên Bắc - Nam, giá chưa tới 400 triệu đồng
- 16-12-2024"Cá tỷ đô" của Việt Nam bơi sang Trung Quốc, Mỹ đắt hàng không tưởng nhờ giá rẻ hàng ngon: sắp cán đích 2 tỷ USD, sản lượng đứng top 1 thế giới
Sau 11 tháng 2024, Việt Nam đã có 36 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, trong đó có mặt hàng cao su.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 230,57 nghìn tấn, với trị giá 441,26 triệu USD. So với tháng 11/2023 giảm 9% về lượng, nhưng tăng 26,6% về trị giá. Tháng 11 cũng ghi nhận giá xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm, đạt 1.914 USD/ tấn, tăng 39,1% so với tháng 11/2023.
Lũy kế 11 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 1,77 triệu tấn, trị giá trên 2,96 tỷ USD, giảm 5,4% về lượng, nhưng tăng 17,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân cao su xuất khẩu đạt 1.674 USD/tấn, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Cao su Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với các thị trường xuất khẩu chính gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản.
11 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 79% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 1,25 triệu tấn cao su, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Qua số liệu thống kê cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2024, có sự dịch chuyển lớn về thị trường xuất khẩu cao su. Trong khi xuất khẩu cao su sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan, Argentina, giảm so với cùng kỳ năm 2023, thì mức tăng xuất khẩu lại được ghi nhận tới nhiều thị trường khác như Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha,...
Đáng chú ý, xuất khẩu cao su sang Malaysia tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,92 nghìn tấn, trị giá 7,83 triệu USD. So với tháng 11/2023, tăng trưởng tới 466,2% về lượng và tăng 559,8% về trị giá. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp lượng cao su xuất khẩu sang Malaysia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Lũy kế 11 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia 29,73 nghìn tấn cao su, trị giá 43,01 triệu USD, tăng 365,3% về lượng và tăng 427,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Ngành cao su đã gặp không ít thách thức trong năm 2024. Trong đó thách thức lớn là quy định không phá rừng của EU, yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu, bao gồm cao su phải chứng minh rõ ràng nguồn gốc và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, diện tích rừng trồng cao su Việt Nam đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 123.66 nghìn ha. Điều này đã thể hiện sự chủ động của các doanh nghiệp cao su Việt Nam trong việc thích ứng với các quy định, tiêu chuẩn phát triển bền vững toàn cầu.
Năm 2025 dự kiến sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ hơn của ngành cao su Việt Nam. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt trên 11 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2024.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- "Cá tỷ đô" của Việt Nam bơi sang Trung Quốc, Mỹ đắt hàng không tưởng nhờ giá rẻ hàng ngon: sắp cán đích 2 tỷ USD, sản lượng đứng top 1 thế giới
- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam