MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam nhập khẩu nhiên liệu từ nước nào và chiếm bao nhiêu % xuất khẩu của Nga?

Việt Nam nhập khẩu nhiên liệu từ nước nào và chiếm bao nhiêu % xuất khẩu của Nga?

Nga là nhà sản xuất các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hàng đầu. Xung đột địa chính trị liên quan đến Nga đã khiến những mặt hàng này được chú ý đặc biệt trong thời gian gần đây.

Nga xuất khẩu nhiên liệu sang đâu?

Việt Nam nhập khẩu nhiên liệu từ nước nào và chiếm bao nhiêu % xuất khẩu của Nga? - Ảnh 1.

Nga là nhà sản xuất các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hàng đầu. Xung đột địa chính trị liên quan đến quốc gia này đã khiến giá cả xăng dầu và khí đốt tăng mạnh trong những tuần gần đây. Chuyên gia kinh tế học Harvard và từng là cố vấn của tổng thống Barack Obama, Jason Furma từng ví von rằng Nga như một "trạm xăng lớn".

Theo dữ liệu từ Đài quan sát Phức hợp Kinh tế - công cụ trực quan hóa dữ liệu hàng đầu thế giới về dữ liệu thương mại quốc tế, Nga chủ yếu xuất khẩu nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chế xuất sang các quốc gia châu Âu. Cùng nhau, các nước EU chiếm tới hơn 50% nhập khẩu các sản phẩm này từ Nga.

Tuy nhiên, nếu xét theo đối tác là các quốc gia và vùng lãnh thổ, thì quốc gia nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất của Nga, không phải là một nước châu Âu nào, mà là Trung Quốc (China), chiếm 16,7%, đứng thứ hai mới là Hà Lan (Netherlands) với 14,5%.

Ở châu Á, các quốc gia xuất khẩu năng lượng chính của Nga, ngoài Trung Quốc, còn có Hàn Quốc, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam chỉ chiếm 0,25% xuất khẩu các sản phẩm này của Nga.

Theo ông Tim Schittekatte, chuyên gia về lưới điện châu Âu tại viện sáng kiến năng lượng MIT, những thập niên 1960,1970, châu Âu chưa phụ thuộc nguồn khí đốt vào Nga nhiều như bây giờ. Thời điểm đó, họ vẫn tự chủ được nguồn khí đốt.

Song, hoạt động sản xuất khí đốt tại châu Âu bắt đầu giảm dần giảm đi bởi các khu vực mỏ khí đốt ở Biển Bắc, vốn là nguồn khí đốt quan trọng từ Anh và Hà Lan, đã cạn kiệt. Sau này, Hà Lan thông báo đóng cửa các giếng khí đốt Groningen bởi động đất.

Cùng lúc, EU không ngừng cố gắng giảm phụ thuộc vào than đá nhằm đạt được mục tiêu cân bằng carbon vào năm 2050, hoặc giảm ít nhất 55% khí thải vào năm 2030. Hiện tại ước tính khoảng 25% điện của EU đến từ than đá.

Ngoài ra, bản thân Đức lại nhiều lần từ chối hoạt động đầu tư vào năng lượng hạt nhân, với Dự luật Năng lượng Hạt nhân năm 2011, một quyết định được đưa ra sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011. Hiện tại chỉ khoảng 13% năng lượng của châu Âu đến từ năng lượng hạt nhân.

Tới 25% năng lượng tiêu thụ của EU đến từ khí đốt tự nhiên. Dầu và xăng chiếm 32%, năng lượng tái sinh và nhiên liệu sinh học chiếm 18%, nhiên liệu hóa thạch cứng 11% chiếm tỷ lệ còn lại.

Việc EU phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên đồng nghĩa châu lục này phải phụ thuộc vào Nga. EU hiện đang là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, trong đó 41% từ Nga, 24% từ Nauy và Algeria (11%).

Đức nhập khẩu nhiên liệu từ đâu?

Việt Nam nhập khẩu nhiên liệu từ nước nào và chiếm bao nhiêu % xuất khẩu của Nga? - Ảnh 2.

Một nền kinh tế châu Âu điển hình, là Đức, nhập khẩu các sản phẩm nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chế xuất từ Nga và từ Hà Lan với giá trị gần như ngang nhau. Sau Hà Lan và Nga còn có Na Uy, Bỉ, Anh...

Tuy nhiên, hiện nay, khí đốt và dầu của Nga vẫn là nguồn năng lượng có giá cả hợp lý nhất. Nga luôn đáng tin cậy trong mọi hợp đồng, nên ngành khí đốt thế giới luôn coi Nga là một đối tác uy tín.

Việt Nam nhập khẩu nhiên liệu từ đâu?

Việt Nam nhập khẩu nhiên liệu từ nước nào và chiếm bao nhiêu % xuất khẩu của Nga? - Ảnh 3.

Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chế xuất từ Kuwait và Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore và nhập khẩu từ Nga chỉ chiếm 3,73% giá trị.

https://cafef.vn/viet-nam-nhap-khau-nhien-lieu-tu-nuoc-nao-va-chiem-bao-nhieu-xuat-khau-cua-nga-20220308085304994.chn

Thái Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên