MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam nổi lên như một điểm sáng kinh tế hiếm hoi

Theo cuộc khảo sát của Cushman & Wakefield, Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường mới nổi. (Ảnh minh họa - Ảnh: An ninh Thủ đô)

Theo cuộc khảo sát của Cushman & Wakefield, Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường mới nổi. (Ảnh minh họa - Ảnh: An ninh Thủ đô)

Theo tờ Bangkok Post, trong bối cảnh toàn cầu lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng kinh tế hiếm hoi với tốc độ...

"Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến". Đây là thông tin trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Trong khi trong nhiều quốc gia khác ở châu Á bị điều chỉnh giảm, ADB vẫn giữ nguyên dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay và tăng tốc lên 6,7% vào năm sau.

ADB còn nhận định mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 có thể sẽ là tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Điều này cũng thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức và trang báo quốc tế.

Tờ The Star của Malaysia và Viet-jo của Nhật Bản đều dẫn báo cáo của ADB nhận định: "Việc Việt Nam thực hiện hiệu quả các biện pháp kiểm soát giá xăng dầu, điện, thực phẩm, y tế và giáo dục sẽ góp phần kiềm chế lạm phát ở mức 3,8% trong năm 2022".

Trong bối cảnh toàn cầu lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng, Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng kinh tế hiếm hoi với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ổn định và là "miền đất hứa" cho các nhà đầu tư. Đó là nội dung được đăng tải trên tờ Bangkok Post, Thái Lan ngày 19/9.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam được đánh giá tương đối hợp lý, đặc biệt là khi so sánh với các nước phát triển.

"Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam đã thực hiện khá tốt công việc quản lý tỷ giá hối đoái, quản lý tăng trưởng tín dụng và chính sách tiền tệ thời gian qua. Việt Nam đã ra giới hạn tăng trưởng tín dụng như một công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế và quản lý lạm phát. Ngoài ra nợ công của Việt Nam vẫn tương đối ổn định, hiện là 43% GDP, so các nước đây là mức nợ công rất lý tưởng", ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, đánh giá.

"Dự trữ ngoại hối của Việt Nam dồi dào nên có đủ dư địa để hỗ trợ tỷ giá. Về cơ bản, chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc điều hành để giữ mặt bằng giá cả trong nước", ông Bill Winters, Tổng Giám đốc toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered, nhận định.

Theo cuộc khảo sát mới đây do công ty dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới Cushman & Wakefield, Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường mới nổi. Cụ thể, Việt Nam chiếm gần 80% số phiếu bầu cho 2 vị trí đầu tiên này.

"Việt Nam chiếm tỷ lệ bình chọn cao như vậy trong khảo sát của chúng tôi bởi các bạn có rất nhiều điều kiện mang lại cơ hội đầu tư tốt. Đầu tiên là lực lượng lao động dồi dào, tiềm năng tăng trưởng việc làm tốt. Tiếp theo là sự mở rộng và niềm tin trong lĩnh vực sản xuất tăng mạnh mẽ, thể hiện rõ qua kỷ lục về nguồn vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua. Cả 2 yếu tố này đều đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. Kết quả là các bạn đang ở chu kỳ tăng trưởng đi lên, đây là điều mà các nhà đầu tư nhắm đến", ông Dominic Brown, Giám đốc thông tin và phân tích thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Cushman & Wakefield, cho biết.

Theo Ban Thời sự

VTV News

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên