MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam sẽ đạt kỷ lục chưa từng có về đường cao tốc với 9.234 km

Chưa bao giờ Việt Nam lại số lượng đường cao tốc được quy hoạch với tổng chiều dài lớn đến vậy.

Tăng tổng chiều dài quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc

Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bản điều chỉnh lần này có nhiều thay đổi so với Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2021.

Theo đó, tổng số tuyến đường bộ cao tốc theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt tăng từ 41 tuyến với tổng chiều dài khoảng 9.014 km lên thành 43 tuyến.

Việt Nam sẽ đạt kỷ lục chưa từng có về đường cao tốc với 9.234 km- Ảnh 1.

Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ. Ảnh: Thảo Quyên

Cụ thể, khu vực phía Bắc tăng từ 14 tuyến với chiều dài khoảng 2.305 km lên thành khoảng 2.313 km. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên từ 10 tuyến với chiều dài khoảng 1.431 km tăng lên thành 11 tuyến với chiều dài khoảng 1.496 km. Khu vực phía Nam cũng từ 10 tuyến với chiều dài khoảng 1.290 km nâng lên thành 11 tuyến với chiều dài khoảng 1.380 km.

Riêng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau), với chiều dài khoảng 2.063 km, vẫn giữ nguyên chiều dài nhưng quy mô làn xe được nâng lên từ 6 đến 12 làn xe, thay vì 4 đến 10 làn xe như trước đây.

Như vậy, sau khi điều chỉnh bổ sung, tổng chiều dài quy hoạch các tuyến đường bộ cao tốc đến năm 2050 ước đạt khoảng 9.234 km - con số kỷ lục nhiều nhất từ trước tới nay, tăng thêm khoảng 220 km so với quy hoạch trước đó.

Việt Nam sẽ đạt kỷ lục chưa từng có về đường cao tốc với 9.234 km- Ảnh 2.

Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: Báo Lào Cai

Trong đó, các tuyến được đầu tư trước năm 2030 dự kiến đạt khoảng 6.754 km, tăng thêm khoảng 633 km; còn các tuyến đầu tư sau năm 2030 ước tính khoảng 2.480 km.

2 tuyến cao tốc mới nhất được bổ sung vào quy hoạch

Bản điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 lần đầu tiên đề xuất bổ sung hai tuyến cao tốc mới: Cà Mau - Đất Mũi và Quảng Ngãi - Kon Tum.

Cụ thể, tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi có chiều dài khoảng 90 km, với quy mô 4 làn xe và dự kiến triển khai sau năm 2030. Việc bổ sung tuyến cao tốc này vào quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải dự kiến sẽ tăng cao trong tương lai; đồng thời, địa phương cũng đã chủ động nghiên cứu và đưa vào quy hoạch tỉnh.

Theo quy hoạch, cao tốc Cà Mau - Đất Mũi sẽ chạy song song với tuyến Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đến thị trấn Rạch Gốc, rồi về Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Hướng quy hoạch này nhằm tận dụng lợi thế cho hình thành và phát huy hiệu quả Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai tới đây.

Việt Nam sẽ đạt kỷ lục chưa từng có về đường cao tốc với 9.234 km- Ảnh 3.

Cao tốc đi qua tỉnh Cà Mau trong tương lai. Ảnh minh họa: AI ChatGPT

Cùng với các tuyến đường trục ngang Đông - Tây, đường Cà Mau - Đất Mũi khi hình thành sẽ là trụ cột cho phát triển kinh tế biển, khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa đầu cực Nam Tổ quốc, đảm bảo vững chắc về quốc phòng - an ninh.

Cục Đường bộ cũng kiến nghị rằng, sau khi được bổ sung vào quy hoạch, tuyến đường này sẽ không thuộc hệ thống cao tốc Bắc - Nam phía Đông để đảm bảo mục tiêu hoàn thành tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào năm 2025 không bị ảnh hưởng.

Đối với tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, tuyến này có chiều dài khoảng 136 km, quy mô 4 làn xe, và dự kiến được đầu tư trước năm 2030. Vệc bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vào quy hoạch nhằm tối đa hóa lợi thế phát triển của quốc gia, vùng và địa phương.

Việt Nam sẽ đạt kỷ lục chưa từng có về đường cao tốc với 9.234 km- Ảnh 4.

Cao tốc đi qua tỉnh Kon Tum trong tương lai. Ảnh minh họa: AI ChatGPT

Điểm đầu công trình nối với cao tốc Bắc - Nam phía đông qua thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi. Sau đó, đường qua đèo Măng Đen, song song dự án Cảng hàng không Măng Đen (đang nghiên cứu đầu tư), tiếp tục đến TP Kon Tum, giao QL14E, kết thúc ở cao tốc Bắc - Nam phía tây.

Dự án sau khi hoàn thành sẽ trở thành động lực phát triển vùng Tây Nguyên, khắc phục điểm yếu về hạ tầng và liên kết vùng. Tuyến đường cũng giúp hiện thực hóa hành lang kinh tế Bờ Y - Kon Tum - Măng Đen - Quảng Ngãi.

Theo Thái Hà

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên