Việt Nam sẽ ở đâu khi các nước Đông Nam Á triển khai 5G?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết mục tiêu của Việt Nam là triển khai chính thức mạng 5G trong năm 2020: “Bộ TT&TT chủ trương cấp tần số 5G để thử nghiệm từ năm 2019 và đến năm 2020, khi thế giới bắt đầu triển khai 5G thì Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên triển khai 5G”.
- 12-03-2019Sếp Viettel: "Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ 5G trong quý 3/2019 tại Hà Nội và TP HCM"
- 15-02-2019CEO Huawei lạc quan thị trường thiết bị 5G tại Việt Nam sẽ "khác" giữa những "cơn gió ngược"
- 25-01-2019Người ta cứ nói mãi về tầm quan trọng của big data, nhưng nếu không có 5G thì nó cũng chỉ như một gã khổng lồ chậm chạp
Các quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực rất quyết liệt để triển khai mạng 5G. Khu vực ASEAN quyết tâm không thua kém các quốc gia phát triển, vì công nghệ này rất quan trọng đối với những cải cách công nghệ như xe tự lái và dịch vụ y tế kỹ thuật số.
Việt Nam và Thái Lan có kế hoạch phát triển dịch vụ 5G vào đầu năm 2020, sau các nền kinh tế lớn chỉ một hoặc hai năm. Trước đây, dịch vụ 4G ở Việt Nam ra mắt chậm những 5 năm so với các quốc gia phương Tây.
Chi phí của cơ sở hạ tầng 5G đang là một vấn đề lớn. Chi phí này đè nặng lên các công ty viễn thông, trong khi họ đang phải vật lộn với chi tiêu lớn cho công nghệ 4G.
Trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào việc mua công nghệ từ nước ngoài hoặc hợp tác phát triển, thì Việt Nam lại có chiến lược khác. Viettel có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm mạng 5G trong năm nay và đặt mục tiêu phát triển các trạm phát sóng 5G của riêng mình.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Việt Nam trước đây từng phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu công nghệ. Nhưng hiện tại, Việt Nam muốn chủ động phát triển công nghệ 5G trong nước mà không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực nước ngoài. Tháng 12/2018, Viettel tuyên bố đã làm chủ nhiều công nghệ để phát triển thiết bị cho mạng 5G.
Tại Thái Lan, chính phủ cũng đang xem xét các cách để khuyến khích các công ty đầu tư. Thái Lan đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu Đông Nam Á, nhưng vẫn bế tắc trong việc trở thành một nền kinh tế tiên tiến. Để thúc đẩy tăng trưởng, sáng kiến Thái Lan 4.0 của chính phủ yêu cầu thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao sử dụng cơ sở hạ tầng 5G. Với tốc độ nhanh hơn 100 lần so với 4G, công nghệ sẽ rất quan trọng đối với sự thành công của chiến lược này.
"Chúng tôi muốn tạo ra các ngành công nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng trong tương lai trước mắt", Pichet Durongkaveroj, Bộ trưởng Bộ kinh tế kỹ thuật số và xã hội Thái Lan cho biết.
Tại tỉnh Chon, phía đông nam Bangkok, chính phủ Thái Lan đã thiết lập một cơ sở thử nghiệm 5G bên trong Hành lang kinh tế phía Đông, với hy vọng thúc đẩy sự đổi mới trong các lĩnh vực như xe tự lái và robot điều khiển từ xa. Các công ty tham gia dự án này gồm có: Advanced Info Service - nhà cung cấp viễn thông hàng đầu Thái Lan, thứ hai là True Corp, bên cạnh các công ty nước ngoài như Huawei và Ericsson.
Singapore, quốc gia dẫn đầu khu vực về mạng 5G, cho biết Singapore Telecommunications của họ đã hợp tác với Ericsson để thử nghiệm các mạng 5G. Singtel cũng đang làm việc với Garuda Robotics về máy bay không người lái để bảo mật và giao hàng trọn gói. Công ty này cũng đang tiến hành các thử nghiệm để chơi game trên điện toán đám mây, cho phép người dùng truyền phát trò chơi.
Chính phủ có kế hoạch sử dụng 5G, để cài đặt khoảng 100.000 đèn đường thông minh được trang bị cảm biến và camera giám sát. Singapore cũng dự kiến sẽ khai thác công nghệ xe tự lái.
Nhưng gánh nặng tài chính trong việc đầu tư 5G cũng là một mối lo ngại ở Singapore. Điều này đã thúc đẩy tập đoàn Keppel Corp và Singapore Press Holdings hợp tác mua lại nhà mạng không dây M1.
Tại Myanmar, nơi dịch vụ 4G chỉ mới được ra mắt hoàn toàn vào năm 2017, chính phủ đặt mục tiêu chuyển sang 5G vào đầu năm 2021. Tư vấn chăm sóc sức khỏe Golden Zaneka đang nghiên cứu triển khai dịch vụ từ xa cho các vùng nông thôn để người dân nghèo có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn.