Việt Nam sở hữu “cây kim tiền” được Mỹ và Trung Quốc đua nhau mua hàng: Thu về gần 11 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, nước ta là “trùm” đứng thứ 5 thế giới
Việt Nam trở thành "ông hoàng" ngành hàng này khi xếp thứ 2 tại châu Á và thứ 5 trên thế giới.
- 11-11-2023Một quốc gia đua với Nga bán dầu giá rẻ cho Trung Quốc với mức chiết khấu “khủng” - chất lượng cực tốt, xuất khẩu lập kỷ lục trong 10 tháng đầu năm
- 11-11-2023Được người Mỹ ưa chuộng hơn hàng 'made in China', loại quả 'bá vương' của Việt Nam làm mưa làm gió xứ cờ hoa, thu về hàng chục triệu USD
- 08-11-2023Nga bất ngờ tăng xuất khẩu một mặt hàng vào Việt Nam với giá rẻ bất ngờ, nước ta chớp cơ hội hiếm có 'gom' gần 5 triệu tấn từ đầu năm
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 10 đã thu về hơn 1,28 tỷ USD, tăng mạnh 12,9% so với tháng trước đó. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 10,9 tỷ USD, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Về trị trường, Mỹ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu lớn nhất. Trong 10 tháng đầu năm, Mỹ chi 5,87 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng này từ Việt Nam, giảm 21,6% so với cùng kỳ. Mỹ luôn nằm trong nhóm thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói riêng và ngành gỗ nói chung. Năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 8,67 tỷ USD.
Trung Quốc đứng thứ 2 với 1,41 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của ngành gỗ Việt Nam. Tính đến hết tháng 10, quốc gia này đã chi 1,38 tỷ USD nhập khẩu gỗ từ Việt Nam, giảm 10,3% so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong thập niên qua, tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ và lâm sản luôn đạt 2 con số mỗi năm. Kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 5 trong các ngành hàng xuất khẩu (chỉ sau điện thoại, linh kiện điện tử, thiết bị máy móc, da giày, dệt may); xuất khẩu sang 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, giữ vị trí thứ nhất Đông Nam Á, thứ 2 Châu Á (sau Trung Quốc) và thứ 5 trên thế giới (Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Italia). Giá trị xuất siêu trung bình từ 8-10 tỷ USD mỗi năm.
Đối với Mỹ - thị trường chủ lực của ngành gỗ Việt Nam, năm 2023 kinh tế suy thoái, người tiêu dùng Mỹ thắt chặt chi tiêu nên nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ giảm đáng kể. Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Mỹ.
Bộ Công thương cho biết, sản phẩm ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ đều là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam xuất sang Mỹ. Tỷ trọng nhập khẩu những mặt hàng này của Mỹ từ Việt Nam chiếm khá lớn, điều này cho thấy các sản phẩm nội thất của Việt Nam đã và đang đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ.
Trong năm 2022, dù gặp khó khăn khi xung đột giữa Nga – Ukraine diễn ra tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn đạt 15,67 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2021. Bước sang năm 2023, ngành gỗ Việt bắt đầu gặp khó do lạm phát tăng cao. Đồng thời, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm đối với các sản phẩm không thiết yếu, trong đó có các sản phẩm chế biến từ gỗ.
Năm 2023, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp 5-5,5%; kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Trung Quốc liên tục săn đón, loại quả ‘có thời điểm cả thế giới duy nhất Việt Nam có’ bùng nổ trong năm 2024: Thu về hơn 3,3 tỷ USD nhưng nhập khẩu cũng tăng gấp 6 lần
- Chuối Việt Nam 'nhảy vọt’ ở Trung Quốc
- Một mặt hàng của Việt Nam đang được Nga liên tục săn lùng: Là kho báu tỷ đô vừa vươn lên thứ 2 thế giới, 112 quốc gia khác đua nhau chốt đơn
- Sau sầu riêng, một báu vật triệu đô của Việt Nam khiến người Trung Quốc mê đắm: xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn, thị phần lọt top 3
- Hàng chục nghìn tấn hàng từ Malaysia ồ ạt đổ bộ Việt Nam với giá siêu rẻ: nhập khẩu tăng hơn 130%, là cứu tinh cho nông sản Việt