Việt Nam tiến tới mục tiêu xuất khẩu 90.000 ô tô và 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035
Ngành ô tô Việt Nam hứa hẹn sẽ có những thay đổi đáng chú ý, đặc biệt là việc tăng tỉ lệ nội địa hóa khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất xe ô tô trong nước.
- 13-06-2024Liên doanh Geleximco – Chery hé lộ kế hoạch lên top 5 thị phần ô tô Việt Nam: Bán đầy đủ xe xăng, PHEV, BEV, mở số lượng đại lý chỉ thua Hyundai Thành Công
- 13-06-2024Đây là phân khúc khó lường nhất thị trường ô tô Việt: Mỗi tháng 1 ‘vua’, đua doanh số căng như dây đàn
- 12-06-2024Đua doanh số thị trường ô tô Việt: Toyota ‘bứt tốc’, 1 thương hiệu ‘quốc dân’ bắt đầu hụt hơi
Sáng 13/6, Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2024 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Công nghiệp (VIA), Bộ Công Thương, Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Hội Kỹ sư Ôtô Việt Nam (VSAE) và Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam phối hợp tổ chức.
Ngành công nghiệp Ô tô là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam. Trong những năm qua, ngành công nghiệp Ô tô luôn được ưu tiên phát triển và đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Do đó, triển lãm Vietnam AutoExpo chính là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, kinh doanh ô tô, xe máy, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực liên quan cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, quảng bá sản phẩm, đồng thời góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam phát triển.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, trải qua 16 lần tổ chức, đến nay Vietnam AutoExpo đã dần khẳng định là chương trình triển lãm chuyên ngành ô tô, xe máy có quy mô lớn tại thị trường phía Bắc.
Với mục tiêu xuất khẩu 90.000 xe ô tô và 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035 như nêu tại "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam năm 2025", tầm nhìn đến 2035 sẽ không thể đạt được nếu không có những chính sách thúc đẩy kịp thời trong giai đoạn ngắn hạn 2023, trung hạn 2027 và dài hạn đến năm 2035.
Ngày 10/8/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 11/2022/TT-BKHCN về việc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Với những chính sách mới đã có hiệu lực như Thông tư 11 và sự quyết tâm của các doanh nghiệp Việt khi mở rộng nhà máy, dây chuyền lắp ráp, từng bước bắt kịp xu thế toàn cầu, ngành ô tô Việt Nam đã đạt được những kỷ lục mới với những con số ấn tượng, hứa hẹn sẽ có những thay đổi đáng chú ý trong năm 2024, đặc biệt là việc tăng tỉ lệ nội địa hóa khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất xe ô tô trong nước.
Những chính sách mới của Chính phủ, xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng rõ rệt đang tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam.
Vietnam AutoExpo năm nay có quy mô hơn 5.000m2 với gần 250 gian hàng, cùng sự tham gia của 200 doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trong khuôn khổ Triển lãm sẽ diễn ra Hội thảo chuyên ngành với chủ đề “Phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu ngành Ô tô trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu” nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp.
Đồng thời trong các ngày Triển lãm, chương trình Kết nối Giao thương B2B cũng liên tục được tổ chức nhằm tăng cường xúc tiến giao lưu thương mại, mua bán trao đổi khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Nhịp sống thị trường