MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam vừa tìm thấy hai "kho báu" ngoài khơi, nhóm cổ phiếu liên quan lập tức "bốc đầu", có mã lập đỉnh lịch sử

Việt Nam vừa tìm thấy hai "kho báu" ngoài khơi, nhóm cổ phiếu liên quan lập tức "bốc đầu", có mã lập đỉnh lịch sử

Dòng tiền ồ ạt chảy vào đẩy loạt cổ phiếu trong nhóm này bứt phá mạnh trong phiên 8/5.

Trong khi thị trường giao dịch giằng co, nhóm cổ phiếu dầu khí lại đua nhau bùng nổ. Hàng loạt cổ phiếu dầu khí như PVS, PVC, PVD, PLX, OIL, BSR đều bứt phá mạnh với mức tăng từ 2-6%. Đáng chú ý là PVT tăng kịch trần "trắng bên bán" để leo lên mức đỉnh cao nhất trong lịch sử.

Giao dịch trên nhóm cổ phiếu dầu khí cũng vô cùng sôi động. Chỉ trong phiên sáng, thanh khoản của nhiều cổ phiếu đã vượt xa mức trung bình cả phiên, đơn cử như PVS với 11 triệu đơn vị, PVT hơn 7 triệu đơn vị, PVD gần 7 triệu đơn vị,...

Capture.PNG

Nhóm dầu khí bung sức mạnh sau khi đón nhận tin vui từ "khơi xa". Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam (PVN) vừa công bố 2 phát hiện dầu khí mới tại mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster. Trong 4 tháng đầu năm nay, tập đoàn này đã có 2 phát hiện quan trọng tại giếng R79, mỏ Rồng thuộc Lô 09-1 và giếng BA-1X, mỏ Bunga Aster, Lô PM3 CAA.

Theo ước tính sơ bộ, trữ lượng dầu khí tại 2 giếng thuộc mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster đạt hơn 100 triệu thùng. Một giếng BA-1X đã được khoan thành công và đưa vào khai thác ngay. PVN đánh giá vào thời điểm này, thành công của hai phát hiện trên giúp mở ra các hướng đi quan trọng trong công tác thăm dò khai thác, từ đó góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của tập đoàn, nhất là công tác tận thăm dò ở các lô hợp đồng đã và đang khai thác vẫn còn có cơ hội và tiềm năng, tận dụng tối ưu hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện hữu.

Ngoài hưởng lợi từ thông tin, đà tăng của nhóm cổ phiếu dầu khí được cho là đến từ sự luân chuyển của dòng tiền sau khi đã xoay vòng tăng giá tại hầu hết các nhóm như chứng khoán, bán lẻ, thép,...

Theo thống kê từ FiinGroup, dòng tiền tại nhóm khai thác dầu khí đang duy trì khá tốt. Đây cũng là nhóm có định giá thấp hơn mức trung bình 5 năm với P/E 20,6 lần và P/B 1,3 lần. 

Lợi nhuận nhóm khai thác dầu khí cũng tăng trưởng đột biến 320% trong quý 1/2024. Trong đó, PVD ghi nhận lãi tăng 184%, lợi nhuận PVS tăng 34% và là mức cao nhất trong 5 quý, PVB cũng báo lãi theo quý cao nhất trong 4 năm trong khi cùng kỳ thua lỗ.

Dựa trên mức định giá hấp dẫn, yếu tổ cơ bản và dòng tiền đều ủng hộ, FiinGroup đánh giá dầu khí sẽ là nhóm cổ phiếu hút tiền trong tháng 5.

Nhiều động lực hỗ trợ trong trung hạn

Về trung hạn, cổ phiếu dầu khí được cho là tiếp tục hưởng lợi nhờ việc giá dầu duy trì ở mức cao khi nguồn chung bị thắt chặt. Theo VNDirect, nhu cầu dầu thô toàn cầu đang tiếp tục tăng khi các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ và Trung Quốc cho thấy dấu hiệu phục hồi. Ngược lại, việc OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện sang Q2/24 và căng thẳng địa chính trị leo thang có thể sẽ gây ra tình trạng thắt chặt nguồn cung trong thời gian tới. Cán cân cung/cầu trên thị trường dầu mỏ toàn cầu hiện nay sẽ giúp giá dầu Brent tiếp tục neo ở mức cao, đạt trung bình 85 USD/thùng vào năm 2024. Môi trường giá dầu cao sẽ là điều kiện lý tưởng để thúc đẩy hoạt động E&P trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của PetroVietnam đang trên đà tăng. Trong năm 2024, PVN có kế hoạch đầu tư khoảng 50 nghìn tỷ đồng (2 tỷ USD), tăng 54% so với số vốn đầu tư thực tế của năm 2023, trong đó đầu tư thượng nguồn sẽ chiếm 52% tổng mức đầu tư. Do các dự án dầu khí luôn kéo dài trong nhiều năm, VNDirect kỳ vọng PVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh đẩu tư trong những năm tới, báo hiệu hoạt động E&P trong nước sẽ ngày càng sôi động kể từ năm 2024 trở đi.

Capture2.PNG

Thêm vào đó, chuỗi dự án Lô B – Ô Môn vẫn sẽ là động lực chính cho ngành. Chuỗi dự án Lô B – Ô Môn trị giá hàng tỷ USD đã có những chuyển động đáng kể trong vài tháng qua. VNDiect kỳ vọng PVN sẽ sớm tháo gỡ các điểm nghẽn còn lại để ra FID trong Q2/24. Việc chính thức có được FID sẽ là tiền đề để chuỗi dự án có thể triển khai một cách đồng bộ. Với vốn đầu tư ước tính hơn 3,5 tỷ USD cho giai đoạn đầu tiên (tính đến mốc first gas vào cuối năm 2026), Lô B – Ô Môn sẽ cung cấp khối lượng công việc khổng lồ cho các nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn.

Capture333.PNG

Nhìn chung, hoạt động E&P ngày càng sôi động tại Việt Nam trước tiên sẽ củng cố triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn trong những năm tới, trong đó PVS và PVD sẽ có nhiều cơ hội hơn để hưởng lợi từ xu hướng này.

Mai Chi

An ninh Tiền tệ

Trở lên trên