MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vietcombank dẫn đầu các công ty Việt Nam lọt Top 2000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thế giới của Forbes

28-05-2019 - 13:37 PM | Tài chính - ngân hàng

Có 4 công ty của Việt Nam góp mặt vào bảng xếp hạng The World's Largest Public Companies 2019 của Forbes. Trong đó, Vietcombank là cái tên dẫn đầu với thứ hạng số 1.096, tăng tới 198 bậc so với năm 2018.

Vietcombank đã được ghi nhận tại Bảng xếp hạng "The World's Largest Public Companies 2019" của Forbes với vị trí dẫn đầu trong số các công ty Việt Nam được vinh dự chọn vào bảng xếp hạng với thứ hạng 1.096, tăng tới 198 bậc so với năm 2018. Vingroup tăng 245 bậc từ vị trí 1.992 lên 1.747. Trong khi đó, BIDV tụt 2 bậc từ vị trí 1.714 xuống 1.716, VietinBank tụt 50 bậc từ 1.719 xuống hạng 1.769.

Forbes tính toán thứ hạng cho các công ty dựa trên tổng điểm của doanh thu, lợi nhuận, tài sản và vốn hóa thị trường. Đây là năm thứ 17 liên tiếp Forbes đưa ra danh sách Global 2000 (2.000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới). Tài chính ngân hàng là ngành đứng đầu thế giới hiện nay, đóng góp 453 công ty, tương đương 1/5 danh sách năm nay.  Các công ty này tạo ra doanh thu hàng năm hơn 40.000 tỷ USD và chiếm 186.000 tỷ USD trong tổng tài sản toàn cầu.

Vietcombank dẫn đầu các công ty Việt Nam lọt Top 2000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thế giới của Forbes - Ảnh 1.

Cách đây 2 năm, bảng xếp hạng này cũng có 4 đại diện của Việt Nam là 3 ngân hàng nói trên và Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Vietcombank có được thành tích trên là nhờ sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018 và đạt những kết quả ấn tượng trên hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động. Tổng tài sản đến 31/12/2018 đạt 1.074.027 tỷ đồng, tăng 3,7% so với 31/12/2017. Tổng huy động vốn năm 2018 đạt 823.390 tỷ đồng, tăng 13,3% so với 2017. Dư nợ tín dụng đạt 639.370 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2017, nằm trong mức trần định hướng tăng trưởng tín dụng của Thống đốc NHNN giao.

Cũng trong năm 2018, Vietcombank đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Dư nợ nhóm 2 là 3.781 tỷ đồng, giảm 1.002 tỷ đồng so với năm 2017. Tỷ lệ nợ nhóm 2 chỉ còn ở mức 0,59%. Kể từ khi cổ phần hóa, năm 2018 là năm đầu tiên Vietcombank đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 1%. Dư nợ xấu nội bảng là 6.223 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,97%, trong khi dư quỹ dự phòng rủi ro ở mức 10.294 tỷ đồng. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng là 165%, đạt mức cao nhất trong hoạt động của Vietcombank. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 3.272 tỷ đồng, hoàn thành 116,8% kế hoạch HĐQT giao. Lợi nhuận trước thuế đạt 18.269 tỷ đồng, tăng 61,1% so cùng kỳ, đạt 137% kế hoạch năm 2018 do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) giao.

Với những thành quả đã đạt được trong những năm 2018, Vietcombank đang củng cố nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Ánh Dương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên