MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vietjet lỗ vận chuyển hàng không 2.111 tỷ trong 6 tháng, đẩy mạnh hoạt động tài chính và kinh doanh tàu bay để bù đắp

02-08-2020 - 09:19 AM | Doanh nghiệp

Thị trường hàng không nội địa phục hồi trở lại vào tháng 6, Vietjet thực hiện bình quân 300 chuyến bay mỗi ngày giúp cải thiện một phần kết quả kinh doanh.

LNST hợp nhất 6 tháng dương 73 tỷ đồng

CTCP Hàng không Vietjet (VJC) vừa công bố kết quả kinh doanh gây bất ngờ với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.063 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng năm trước và cải thiện đáng kể so với mức lỗ 989 tỷ đồng của quý 1.

Về hoạt động kinh doanh chính là vận tải hàng không, giống như các doanh nghiệp trong ngành, Vietjet vẫn chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19. Theo đó, doanh thu kinh doanh vận tải hàng không của riêng công ty mẹ giảm 80% trong quý 2 xuống 1.970 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế -1.122 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm, Vietjet lỗ trong hoạt động hàng không 2.111 tỷ đồng được ghi nhận là rất tích cực trong bối cảnh ngành hàng không thế giới chịu mức thiệt hại kỷ lục hơn 84 tỷ USD.

Nhằm gia tăng dòng tiền hỗ trợ hoạt động kinh doanh, Vietjet tích cực tìm kiếm các đối tác và đã thực hiện giải pháp chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư tài chính, giúp tăng doanh thu tài chính tăng mạnh lên 1.174 tỷ đồng, tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không. Ở phần chi phí tài chính, Vietjet ghi nhận hoàn nhập 690 tỷ đồng dự phòng giảm giá chứng khoán cho khoản đầu tư vào PV OIL. Tuy nhiên phát sinh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 710 tỷ đồng.

Theo đó trong quý 2, Vietjet ghi nhận 3.169 tỷ đồng từ hoạt động chuyển giao quyền sở hữu và thương mại tàu bay (SLB) và ghi nhận khoản lãi gộp 2.000 tỷ đồng từ hoạt động này.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vietjet đạt 12.200 tỷ doanh thu, bằng 50% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 73 tỷ đồng.

Vietjet lỗ vận chuyển hàng không 2.111 tỷ trong 6 tháng, đẩy mạnh hoạt động tài chính và kinh doanh tàu bay để bù đắp - Ảnh 1.

Thị trường nội địa hồi phục tích cực

Khi thị trường trong nước được cho phép, hãng đã khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa với hơn 300 chuyến/ngày trong tháng 6, tăng gấp 3-5 lần trong thời gian đỉnh điểm dịch, đồng thời mở mới 8 đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và du khách, đưa tổng số lượng đường bay lên đến 52 tuyến, tổng số chuyến đạt 14 nghìn. Chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, tổng số lượt khách vận chuyển đạt 1,2 triệu lượt khách, khôi phục lại thị trường nội địa.

Với lợi thế tối ưu chi phí theo mô hình tăng trưởng của các hãng LCC trên thế giới, Vietjet đã và đang tích cực triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, với bình quân chi phí giảm 55% do giảm khai thác hơn 30% - 35% và giảm đơn giá chi phí 20% - 25%. Đặc biệt trong tháng 5, Vietjet đã triển khai thành công chương trình mua trữ xăng dầu trong giai đoạn giá thấp, giúp giảm chi phí 25% so với thị trường. Bên cạnh đó, Vietjet tích cực đàm phán với các nhà cung cấp giảm giá dịch vụ cảng, sân bay, kỹ thuật và các dịch vụ khác từ 20% - 45% tùy nhà cung cấp.

Vietjet lỗ vận chuyển hàng không 2.111 tỷ trong 6 tháng, đẩy mạnh hoạt động tài chính và kinh doanh tàu bay để bù đắp - Ảnh 2.

Từ đầu năm 2020 đến nay, chủ động trước các kế hoạch ứng phó Covid-19, Vietjet đã triển khai hàng loạt các giải pháp quyết liệt như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ SkyBoss, dịch vụ phụ trợ (ancillary), thẻ bay Power Pass...

Ngoài ra, hãng bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài để chủ động trong hoạt động khai thác, tăng chi phí phụ trợ tại sân bay cũng như nâng cao được chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Đặc biệt, Vietjet đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng nguồn doanh thu và tối ưu hoạt động. Vietjet chính thức phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa (cargo) từ tháng 4, là hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn triển khai khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC). Đồng thời, hãng tăng cường dịch vụ thuê chuyến, mở rộng dịch vụ tự phục vụ mặt đất tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài để tối ưu chi phí vận hành.

Bên cạnh nỗ lực của hãng, sự hỗ trợ của Chính phủ cũng được chờ đợi góp phần giảm áp lực, hỗ trợ hàng không hồi phục. Theo đề xuất của của các hãng, cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam đang xem xét thông qua gói hỗ trợ hàng không bao gồm không giới hạn việc miễn giảm các loại thuế, phí dịch vụ hàng không, miễn giảm thuế môi trường cho nhiên liệu bay, gói hỗ trợ tài chính, gia hạn nợ vay…

Báo cáo tài chính


Trương Lương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên