Vietnam Airlines có thể ở lại trên sàn HOSE dù lỗ 3 năm liên tiếp nhờ quy định "Trường hợp đặc biệt" trong dự thảo sửa đổi, bổ sung NĐ155?
Với BCTC kiểm toán năm 2022 mới công bố, Vietnam Airlines đã lỗ ba năm liên tiếp và âm vốn chủ sở hữu, dẫn đến nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu Vietnam Airlines (mã HVN) trên sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) theo quy định.
- 02-01-2024Loạt DN biến động nhân sự cấp cao những ngày cuối năm 2023: Vietnam Airlines miễn nhiệm 'công thần' gắn bó 35 năm, CEO An Gia từ nhiệm sau 7 tháng làm việc
- 29-12-2023Vietnam Airlines công bố BCTC soát xét 2023, kiến nghị sớm thông qua đề án tái cơ cấu và được chấp thuận đầu tư tại sân bay Long Thành
- 28-12-2023Vietnam Airlines lên kế hoạch tuyển dụng hàng trăm nhân viên dư thừa của Bamboo
Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, khoản mục hủy niêm yết bắt buộc đã được bổ sung điều Khoản 7, quy định “Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định”.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thời gian đăng tải lấy ý kiến đến ngày 05/01/2024.
Điều khoản dự thảo bổ sung này có thể giúp cổ phiếu HVN của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tiếp tục duy trì niêm yết trên sàn HOSE.
Với BCTC kiểm toán năm 2022 mới công bố, Vietnam Airlines đã lỗ ba năm liên tiếp và âm vốn chủ sở hữu, dẫn đến nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu Vietnam Airlines (mã HVN) trên sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) theo quy định.
Tuy nhiên, nếu điều khoản bổ sung nói trên được thông qua, Chính phủ có thể xem xét tiếp tục duy trì niêm yết đối với cổ phiếu HVN.
Được biết, Nhà nước đang sở hữu 86% vốn tại Vietnam Airlines thông qua Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Vietnam Airlines vào sáng 16-12, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng - Trưởng ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines, khẳng định tình huống bị âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp và có nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu của Vietnam Airlines là rất đặc biệt.
Trước dịch COVID-19, Vietnam Airlines là một trong các doanh nghiệp đứng đầu top doanh nghiệp có vốn hóa lớn, khả năng sinh lời và minh bạch tài chính trên sàn HORSE.
"Tình huống Vietnam Airlines bị âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế có yếu tố ảnh hưởng khách quan là đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu và đặc biệt là hàng không và các hãng bay đều trong tình cảnh này. Tôi tin tưởng rằng cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan liên quan sẽ nghiên cứu đánh giá các yếu tố này một cách khách quan, cẩn trọng và kỳ vọng cổ phiếu HVN vẫn duy trì trên sàn chứng khoán"- Kế toán trưởng Vietnam Airlines phát biểu.
Ông Trần Thanh Hiền cho biết Vietnam Airlines đang tiến hành xây dựng triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu trong đó giải pháp tự thân là quan trọng nhất. Hãng phải tiến tới có lãi, khả năng thanh toán từ dòng tiền kinh doanh, có giải pháp đồng bộ tái cơ cấu để khắc phục hậu quả của COVID-19.
An ninh Tiền tệ