Vĩnh Phúc có thêm khu công nghiệp Phúc Yên 110ha
ảnh minh hoạ.
Dự án khu công nghiệp Phúc Yên có quy mô 111,33 ha, được thực hiện tại phường Phúc Thắng và phường Nam Viêm, TP Phúc Yên.
- 26-01-2022Cận Tết nhà đầu tư đổ xô ‘săn đất’ khu vực này
- 26-01-2022Bình Định lựa chọn nhà đầu tư dự án KĐT mới hơn 25ha tại Tp Quy Nhơn
- 26-01-2022Vừa vào nghề môi giới bất động sản đã ‘vỡ mộng’, vay mượn tiền khắp nơi để trang trải
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định 124/QĐ-TT chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Dự án có quy mô 111,33 ha được triển khai tại phường Phúc Thắng và phường Nam Viêm, TP Phúc Yên.
Về hình thức lựa chọn nhà đầu tư, Thủ tướng giao UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức xây dựng phương án và chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư, đất đai và pháp luật có liên quan khác.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng được giao rà soát hiện trạng sử dụng đất tại khu đất dự kiến thực hiện dự án; đảm bảo việc chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Vĩnh Phúc.
Trường hợp khu đất dự kiến thực hiện dự án có tài sản công thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về tài sản công, đảm bảo không thất thoát tài sản của Nhà nước.
Có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa bị chuyển đổi theo quy định tại điều 134 Luật Đất đai.
Đối với phần diện tích đã được giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư là 16,4 ha, chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư theo các giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp.
Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, dự kiến giai đoạn 2021-2030, địa phương sẽ đầu tư xây dựng từ 23 đến 25 khu công nghiệp với tổng quỹ đất khoảng 7.000 ha. Các dự án đầu tư, khu công nghiệp mới được bố trí phát triển chủ yếu tập trung gần các đô thị lớn, có vị trí tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, có các điều kiện về hạ tầng tốt nhưng vẫn bảo đảm khai thác, phát triển các khu công nghiệp tại các khu vực gò đồi, đất xấu, hạn chế quy hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp theo định hướng đề ra.
Công nghiệp phát triển đã giúp Vĩnh Phúc từ chỗ chỉ có 8 dự án FDI, một dự án DDI, một khu công nghiệp được thành lập năm 1998 thì đến nay đã tăng lên 429 dự án FDI, 824 dự án DDI và 14 khu công nghiệp được quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập với tổng diện tích 2,773 triệu ha.
Có 8 khu đã đi vào hoạt động gồm: Khai Quang (216.24 ha), Bình Xuyên (286,98 ha), Kim Hoa (50 ha), Bá Thiện (325,75 ha), Bình Xuyên II - giai đoạn 1 (42,21 ha), Bá Thiện II (308,83 ha), Tam Dương II - khu A (135,17 ha), Thăng Long Vĩnh Phúc (213 ha).
Riêng năm 2021, Vĩnh Phúc đã trình và được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư 6 khu công nghiệp mới, gồm khu công nghiệp Sông Lô II, Tam Dương I – khu vực 2, Sông Lô I, Nam Bình Xuyên, Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa (khu vực II - giai đoạn 1).
Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình quân đạt 50,7%. Trong đó, khu công nghiệp Kim Hoa và khu công nghiệp Bình Xuyên II, giai đoạn 1 đạt tỷ lệ lấp đầy 100%; khu công nghiệp Khai Quang có tỷ lệ lấp đầy 98%, khu công nghiệp Bình Xuyên trên 85%.