MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VIS Rating: Trái phiếu doanh nghiệp tháng 11 vẫn tiềm ẩn rủi ro

Theo VIS Rating, trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong tháng 10/2024 có nhiều diễn biến tích cực khi không có trường hợp chậm trả. Tuy nhiên, có 14 trong số 42 trái phiếu đáo hạn trong tháng 11/2024 gặp rủi ro cao không trả được nợ gốc.

VIS Rating: Trái phiếu doanh nghiệp tháng 11 vẫn tiềm ẩn rủi ro- Ảnh 1.

Đây là một phần thông tin do Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) vừa báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tháng 10/2024.

12/42 trái phiếu đáo hạn có nguy cơ chậm trả

Báo cáo của VIS Rating cho thấy, trong tháng 10/2024 không có trái phiếu chậm trả phát sinh mới (đây là tháng thứ 2 không có trái phiếu trả chậm phát sinh), tỷ lệ chậm trả lũy kế ở mốc dưới 15% .

Tính chung 10 tháng đầu năm 2024, tổng giá trái phiếu chậm trả phát sinh mới là 16,6 nghìn tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước là 137,6 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ chậm trả lũy kế vào cuối tháng 10/2024 ổn định ở mức 14,9%. Nhóm Năng lượng có tỷ lệ chậm trả lũy kế cao nhất ở mức 45%, trong khi nhóm Bất động sản Nhà ở chiếm 60% tổng lượng trái phiếu chậm trả.

VIS Rating: Trái phiếu doanh nghiệp tháng 11 vẫn tiềm ẩn rủi ro- Ảnh 2.

Theo các chuyên gia VIS Rating, trong số 42 trái phiếu đáo hạn trong tháng 11/2024 có 14 trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc. Hầu hết những trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó.

Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành Bất động sản Nhà ở, chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong số này, VIS Rating ước tính có khoảng 30 nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc.

Tháng 11, một số tên tuổi đến kỳ đáo hạn trái phiếu như: CTCP Sản xuất và kinh doanh Vinfast. Theo báo cáo tài chính gần đây nhất (tháng 6/2024), vốn chủ sở hữu Vinfast 8.457 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 9.086 tỷ đồng, nợ/vốn chủ sở hữu 23,07 lần.

CTCP Đầu tư Văn Phú – INVEST ngày đáo hạn 5/11, báo cáo tài chính gần đây nhất (tháng 6/2024) cho thấy, doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu 4.062 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 95 tỷ đồng, nợ/vốn chủ sở hữu 1,9 lần.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh kỳ đáo hạn 19/11, báo cáo tài chính gần đây nhất cho thấy, ngân hàng này có vốn chủ sở hữu 52.826 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.465 tỷ đồng, nợ/vốn chủ sở hữu 10,82 lần.

Công ty BĐS Lan Việt kỳ đáo hạn 25/11, báo cáo tài chính gần đây nhất thống kê, vốn chủ sở hữu 1.652 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 23 tỷ đồng, nợ/vốn chủ sở hữu 6,39 lần…

Lượng phát hành mới giảm

Liên quan đến vấn đề TPDN chậm trả: Trong tháng 10/2024, 13 tổ chức phát hành (TCPH) chậm trả thuộc các lĩnh vực Bất động sản Nhà ở, Năng lượng và Du lịch, nghỉ dưỡng đã hoàn trả tổng cộng 269 tỷ đồng tiền gốc cho các trái chủ.

Trong đó, 50% tổng dư nợ được hoàn trả trong tháng đến từ CTCP Phong Điện Yang Trung. Công ty thuộc nhóm ngành năng lượng này đã chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2022 và 2023.

VIS Rating: Trái phiếu doanh nghiệp tháng 11 vẫn tiềm ẩn rủi ro- Ảnh 3.

Tỷ lệ thu hồi chậm trả của các trái phiếu chậm trả đã tăng 0.1% lên 21.5% vào cuối tháng 10/2024. Mộtsố doanh nghiệp tái cấu trúc trái phiếu chậm trả được công bố, cụ thể: CTP BB Power Holdings phát hành tháng 12/2020, ngày bắt đầu chậm trả gốc/lãi tháng 12/2023. CTCP Đầu tư năng lượng Hoàng Sơn phát hành tháng 12/2020, ngày chậm trả gốc/lãi tháng 12/2023. CTCP Đầu tư năng lượng Trường Thịnh, phát hành tháng 10/2021 và ngày chậm trả gốc/lãi tháng 4/2023…

Về phát hành mới, trong tháng 10/2024, lượng phát hành trái phiếu mới giảm xuống 28,1 nghìn tỷ đồng, từ mức 56,2 nghìn tỷ đồng trong tháng 09/2024. Các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 15,8 nghìn tỷ đồng, tiếp tục chiếm phần lớn trong các đợt phát hành mới.

VIS Rating: Trái phiếu doanh nghiệp tháng 11 vẫn tiềm ẩn rủi ro- Ảnh 4.

Trong số các trái phiếu do các ngân hàng phát hành vào tháng 10/2024, 20% là trái phiếu thứ cấp đủ điều kiện tính vào vốn cấp 2, được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam và Ngân hàng TMCP Bắc Á. Các trái phiếu vốn cấp 2 này có kỳ hạn từ 7 đến 15 năm và lãi suất từ 6.5% đến 7.9% trong năm đầu tiên. Các trái phiếu khác là trái phiếu không có tài sản đảm bảo với kỳ hạn 3 năm và lãi suất cố định từ 5.0% đến 6.0%.

Trong tháng 10/2024, một TCPH thuộc nhóm ngành Cơ sở hạ tầng và một TCPH thuộc nhóm Ngân hàng phát hành ra công chúng với tổng giá trị là 1,8 nghìn tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, 11,5% tổng lượng trái phiếu phát hành mới đến từ các đợt phát hành ra công chúng.

56% TCPH hồ sơ tín nhiệm ở mức yếu

VIS Rating ước tính có 11% TCPH trong tháng 10/2024 có hồ sơ tín nhiệm ở mức “Dưới Trung bình”hoặc thấp hơn, cải thiện so với tháng trước ở mức 24%.

VIS Rating: Trái phiếu doanh nghiệp tháng 11 vẫn tiềm ẩn rủi ro- Ảnh 5.

Trong tháng 10/2024, TCPH có hồ sơ tín nhiệm yếu thuộc nhóm Phi tài chính. Các TCPH này có Hệ số đòn bẩy và Khả năng trả nợ ở mức “Cực kỳ yếu”, phản ánh hoạt động kinh doanh của các đơn vị này không tạo ra đủ thu nhập và dòng tiền để trả nợ gốc và lãi vay.

Từ đầu năm đến nay, 56% TCPH có hồ sơ tín nhiệm ở mức yếu thuộc nhóm Bất động sản Nhà ở và Xây dựng. Hơn nửa số TCPH có hồ sơ tín nhiệm yếu là các công ty mới thành lập không có hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Một vài tổ chức tài chính phát hành trái phiếu trong năm 2024 theo đánh giá của VIS Rating là có hồ sơ tín nhiệm yếu. Nhóm này bao gồm cả ngân hàng nhỏ, công ty tài chính và công ty chứng khoán, có điểm chung là Khả năng thanh toán (Solvency) và Tính thanh khoản (Liquidity) đều ở mức “Dưới trung bình”hoặc thấp hơn.

Về thị trường thứ cấp, trong tháng 10/2024, thanh khoản thị trường (tổng giá trị giao dịch/tổng số trái phiếu lưu hành) tăng lên mức 10%. Đây là tháng thanh khoản thị trường đạt mức cao nhất trong 10 tháng qua.

VIS Rating: Trái phiếu doanh nghiệp tháng 11 vẫn tiềm ẩn rủi ro- Ảnh 6.

Trái phiếu do nhóm Ngân hàng và Bất động sản phát hành chiếm khoảng 75% khối lượng giao dịch trong tháng, với kỳ hạn giao dịch chủ yếu trong khoảng 1 đến 3 năm.

Trong tháng 10/2024, lợi suất trung bình của trái phiếu ngân hàng có chất lượng tín dụng “Trên trung bình” duy trì ổn định so với tháng trước trên hầu hết các kỳ hạn.

Theo Dương Trang

Nhịp Sống Thị Trường

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên