VMG âm vốn chủ sở hữu, kinh doanh ngày càng khó khăn
VMG Media là công ty lớn và tiên phong rất nhiều lĩnh vực của ngành công nghệ nội dung số ở Việt Nam với gần 29% cổ phần thuộc một tập đoàn viễn thông lớn tại Việt Nam.
- 24-10-2017VMG Media (ABC): Sống nhờ tiền gửi tiết kiệm sau khi bán đi "nồi cơm" VNPT Epay, LNST quý 3 giảm 78% so với cùng kỳ
- 24-07-2017VMG Media lãi “1 ăn 7” khi thoái vốn khỏi công ty kinh doanh thẻ cào VNPT Epay với giá hơn 500 tỷ đồng
- 22-07-2017Thoái vốn khỏi VNPT Epay, VMG Media (ABC) báo lãi ròng hơn 300 tỷ trong quý 2
Tuy nhiên, hoạt động của công ty từng một thời đi đầu công nghệ nội dung số và vô cùng ăn nên làm ra với dịch vụ SMS, nay đã đảo chiều "180 độ"…
Cụ thể, Công ty CP truyền thông VMG (mã cổ phiếu ABC) ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ 581,9 tỉ đồng. Năm 2020, 2021, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này âm dẫn tới lỗ lũy kế phát sinh đến cuối năm 2021 là trên 711 tỉ đồng.
Vậy VMG hoạt động thế nào và tình hình cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ra sao?
Ngày 10/02/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho VMG Media. VMG hoạt động trong lĩnh vực của ngành công nghệ nội dung số ở Việt Nam như kinh doanh dịch vụ SMS cho điện thoại di dộng, game online, truyền hình trực tuyến, nhạc số… tại Việt Nam, từng gặt hái nhiều thành công với các sản phẩm SMS, thanh toán điện tử...
Trong giai đoạn năm 2010-2013, VMG luôn đạt lợi nhuận trăm tỷ mỗi năm và đã chào bán cổ phần cho 2 đối tác nước ngoài lớn là tập đoàn viễn thông Nhật Bản NTT Docomo và quỹ MAJ Investment. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cổ đông ngoại liên tục bán ra cổ phiếu VMG và sở hữu của nhóm cổ đông ngoại về 0%.
Báo cáo gửi UBCK Nhà nước về tình hình âm vốn chủ sở hữu của VMG - Nguồn HOSE
Với vốn khởi điểm 26 tỷ đồng, tương đương với 2.600.000 cổ phần, VMG đã trải qua 3 đợt tăng vốn điều lệ và đạt 203.93 tỷ đồng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cho CBCNV vào 2012.
Khởi đầu thuận lợi, về sau hoạt động của VMG ngày càng khó khăn khi dịch vụ SMS thoái trào nhưng đến năm 2017 đã công ty chốt được thương vụ bán 62,5% cổ phần. Tổng cộng VMG Media đã thu về 519 tỷ đồng và ghi nhận khoản lãi trước thuế 399 tỷ đồng từ thương vụ này. Qua đó, lợi nhuận của VMG trong năm 2017 tăng đột biến lên 321 tỷ đồng.
Sau vụ đại án đánh bạc nghìn tỷ Phan Sào Nam đã bị phát giác và khởi tố, diễn biến tại VMG càng đổi khác. Bởi đến năm 2019, GPS và UTC cho rằng VMG đã phản ánh không trung thực và chính xác về tình hình tài chính của EPay. GPS và UTC đã đưa ra quyết định chưa chính xác trong việc mua bán cổ phần tại EPay. 2 đơn vị này đã tiến hành khởi kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế và đòi VMG bồi thường 755,8 tỷ đồng.
Đến ngày 27/12/2021, VMG đã nhận được phán quyết số 110/2021 của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore cho vụ tranh chấp giữa GPS/UTC và VMG. Theo phán quyết, VMG phải tiến hành trích lập dự phòng phải trả GPS và UTC đối với các nghĩa vụ có thể phát sinh. Việc trích lập dự phòng đã khiến VMG Media ghi nhận lỗ 178 tỷ năm 2020 và 581 tỷ năm 2021 như nêu trên, qua đó khiến vốn chủ sở hữu âm 221 tỷ đồng.
Cũng do đó, tổng các khoản dự phòng phải trả của VMG ghi nhận lên tới 822 tỷ đồng, gần bằng tổng tài sản; bên cạnh đó công ty cũng đang vay nợ ngân hàng hơn 200 tỷ đồng, gây áp lực tài chính mạnh.
Sau vụ lình xình liên quan đến EPay, hoạt động kinh doanh của VMG đã suy yếu rõ rệt với các khoản phải trả tồn đọng, còn phần lớn lợi nhuận trước đây của doanh nghiệp đến từ cổng thanh toán này thì đã không còn như trước.
Kết quả kinh doanh giảm sút cùng thanh khoản cổ phiếu không có giao dịch khiến giới đầu tư không còn chú ý nhiều tới cổ phiếu ABC. Tính đến phiên giao dịch ngày 15/8 cổ phiếu ABC của VMG chỉ còn 9.300 đồng/cp, nếu so với đỉnh cổ phiếu này sụt giảm 50% giá trị và không có giao dịch.
Diễn đàn doanh nghiệp