MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VNDIRECT: "Khó khăn tại Myanmar là cơ hội để dệt may Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu"

VNDIRECT: "Khó khăn tại Myanmar là cơ hội để dệt may Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu"

Nắm bắt nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Mỹ,EU và các cơ hội từ hiệp định EVFTA và RCEP, các công ty dệt may lớn có kế hoạch xây dựng các nhà máy mới hoặc nâng cấp công suất.

CTCK VNDIRECT vừa có báo cáo đánh giá triển vọng ngành Dệt may sẽ tiếp tục đà phục hồi với nhiều yếu tố tích cực.

Phục hồi theo nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Mỹ và EU

Tổng giá trị xuất khẩu ngành dệt may tăng 6% so với cùng kỳ lên mức 8,85 tỷ USD, hoàn thành 23% mục tiêu đặt ra đầu năm 2021 là 39 tỷ USD. Tổng LN ròng trong Q1/2021 tăng 38,2% so với cùng kỳ 2020.

Có thể thấy, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam trong quý 1/2021 với tỷ trọng 48% giá trị xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam, tương ứng 3,5 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường EU cũng đạt 650 triệu USD, tăng trưởng 3,1%. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đạt lần lượt 920 triệu USD và 709 triệu USD.

Quý 1/2021, giao thương giữa nước ta và Trung Quốc được cải thiện nhờ việc kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Nhờ đó, xuất khẩu sợi và xơ sợi tăng mạnh từ tháng 2/2021 với mức tăng trưởng 42,4% so với cùng kỳ, đạt 1,2 triệu USD. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu sợi filament của Việt Nam đạt 111,1 triệu USD tương ứng mức tăng 31% so với quý 1/2020.

Trong 9 tháng cuối năm 2021, VNDIRECT kỳ vọng giá trị xuất khẩu của ngành dệt sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể tại thị trường Mỹ nhờ kinh tế phục hồi và sự kích thích tiêu dùng từ gói hỗ trợ trị giá 1.900 tỷ USD.

VNDIRECT: Khó khăn tại Myanmar là cơ hội để dệt may Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu - Ảnh 1.

Theo Bộ Công Thương, giá trị nhập khẩu của ngành dệt, may và sợi trong Q1/2021 đạt 3,52 tỷ USD tương đương mức tăng 10,1% so với cùng kỳ.Hầu hết các công ty đã có đủ đơn hàng cho đến tháng 8/2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 49%. 

VNDIRECT kỳ vọng đơn đặt hàng truyền thống sẽ tăng trở lại trong quý 2 và quý 3/2021 do dịch bệnh Covid-19 đã phần nào được kiểm soát và việc tiêm vaccine đang được tiến hành nhanh chóng tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

VNDIRECT: Khó khăn tại Myanmar là cơ hội để dệt may Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu - Ảnh 2.

Nắm bắt các cơ hội từ hiệp định EVFTA và RCEP, các doanh nghiệp dệt may đang bước vào chu kỳ đầu tư mới 

CTCP Sợi Thế Kỷ (MCK: STK) đã đặt kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex với vốn đầu tư 120 triệu USD, đưa công ty trở thành nhà sản xuất sợi lớn thứ hai tại Việt Nam với tổng công suất 120.000 tấn/năm. 

Ngoài ra, các công ty dệt may lớn khác cũng có kế hoạch xây dựng các nhà máy mới hoặc nâng cấp công suất nhằm ; cụ thể CTCP May Sông Hồng (MSH) và CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (MCK: TCM) lần lượt đặt kế hoạch mở rộng 26% và 20% công suất nhà máy, trong khi CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (MCK: TNG) cũng dự kiến tăng thêm 50% công suất nhà máy bông. 

Nhiều yếu tố thuận lợi khác

VNDIRECT cũng cho rằng khó khăn của ngành dệt may Myanmar sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng thị phần tại thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc khi Myanmar hiện đang là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại ba thị trường này

Về chiến tranh thương mại EU-Trung Quốc, báo cáo đánh giá các công ty sản xuất vải và sợi sẽ tận dụng được lợi thế khi hàng loạt thương hiệu thời trang quốc tế lớn như Nike, H&M, Uniqlo, Zara, ... đã thông báo ngừng sử dụng bông từ Tân Cương (Trung Quốc) sau căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nước EU.

Ưa thích STK và MSH; đưa TCM vào danh mục theo dõi

Theo đó, cổ phiếu STK và MSH được lựa chọn nhờ tiềm năng tăng trưởng từ các dự án Unitex và SH10. VNDIRECT cho rằng STK sẽ trở thành nhà sản xuất sợi lớn thứ hai tại Việt Nam trong khi việc chuyển đổi từ CMT sang FOB sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính cho MSH.

VNDIRECT: Khó khăn tại Myanmar là cơ hội để dệt may Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu - Ảnh 3.

Phương Linh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên