VNG được cấp mã chứng khoán để giao dịch trên sàn UpCOM, cơ cấu sở hữu tiếp tục biến động mạnh
Bắt đầu từ ngày 23/12/2022, VSD nhận lưu ký hơn 35,8 triệu cổ phiếu VNZ do VNG đăng ký.
- 24-12-2022Petrolimex chỉ bán xăng dầu ‘xịn’ giá cao: Mua hay không là quyền của khách hàng
- 24-12-2022Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị 30 năm tù, cựu bí thư và chủ tịch Đồng Nai 9-11 năm tù
- 24-12-2022Viettel Cyber Security phát hành Báo cáo thị trường An toàn thông tin 2022
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam vừa có thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty cổ phần VNG. Cụ thể, mã chứng khoán là VNZ và số lượng chứng khoán đăng ký là hơn 35,8 triệu cổ phiếu, bắt đầu từ ngày 23/12/2022, VSD nhận lưu ký số Cổ phiếu đăng ký trên.
Trước đó, VNG thông báo ngày 28/11, VNG chốt danh sách cổ đông để làm thủ tục đăng ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch tại UpCom.
Bên cạnh đó, VNG cũng vừa công bố giao dịch của 2 công ty con là CTCP Dịch vụ - Dữ liệu công nghệ thông tin VI NA và CTCP Dịch vụ mạng VI NA. Theo đó, Dịch vụ - Dữ liệu công nghệ thông tin VI NA đăng ký chuyển nhượng toàn bộ hơn 1,1 triệu cổ phần của VNG mà công ty này đang nắm giữ, tương đương tỷ lệ 3,1% vốn điều lệ.
Tương tự, CTCP Dịch vụ mạng VI NA cũng chuyển nhượng toàn bộ 5.550 cổ phần của VNG tương đương tỷ lệ 0,02% vốn điều lệ và không còn sở hữu cổ phần nào sau khi giao dịch thành công.
Gần đây, cổ đông VNG đã thông qua bán tối đa 7,1 triệu cổ phiếu quỹ cho CTCP Công nghệ BigV (có vốn điều lệ đã góp là 101 tỷ đồng). Theo phương án của HĐQT, giá bình quân mua vào là 177.881 đồng/cp, dự kiến thu về hơn 1.264 tỷ đồng. Phương thức chào bán là chào bán riêng lẻ.
Mức giá này chỉ bằng 1/10 so với mức giá 1,7 triệu đồng/cp mà Công ty quản lý quỹ Mirae Asset đã mua vào trong năm 2021. Trước đó, vào năm 2019, VNG cũng trực tiếp bán cổ phiếu quỹ cho Temasek với mức giá 1,86 triệu đồng/cp.
VNG thua lỗ nhiều quý liên tiếp
Theo BCTC hợp nhất quý III được công bố, VNG đạt doanh thu thuần 2.100 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ. Do chịu khoản lỗ 27,6 tỷ đồng từ công ty liên kết và lỗ khác 26,1 tỷ đồng, trừ đi chi phí về thuế, VNG báo lỗ sau thuế quý III 254,5 tỷ đồng. Đây là quý thua lỗ thứ 4 liên tiếp của VNG.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, VNG lỗ sau thuế 764 tỷ đồng, lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 419,3 tỷ đồng. Doanh thu sau 9 tháng đạt 5.763 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh VNG thời gian qua luôn bị bào mòn bởi khoản lỗ tại các công ty liên kết, công ty con. Lỗ của cổ đông không kiểm soát VNG âm đến 345 tỷ đồng trong 9 tháng. Không loại trừ khả năng phần lỗ này đến từ khoản đầu tư vào CTCP Zion - đơn vị sở hữu ví điện tử Zalo Pay.
Tính tới cuối quý III, VNG ghi nhận đầu tư vào Zion hơn 2.561,5 tỷ đồng, tăng 680,4 tỷ đồng so với cuối năm 2021. VNG đang nắm giữ 65,48% cổ phần của Zion.
Phần lỗ trong công ty liên kết của VNG đã tăng lên hơn 82 tỷ đồng trong 9 tháng 2022. Tính đến 30/9, lỗ lũy kế từ việc đầu tư vào công ty liên kết của VNG đã lên tới hơn 603 tỷ đồng.
Riêng Tiki Global - đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử Tiki, VNG đã lỗ toàn bộ hơn 510 tỷ đồng đầu tư từ giữa năm 2019 đến nay. VNG chỉ còn sở hữu 14,64% cổ phần tại đây.
Ngoài ra, đến cuối tháng 9, công ty lỗ lũy kế 46 tỷ đồng tại Telio (thương mại điện tử), lỗ 21 tỷ đồng tại Funding Asia (quỹ đầu tư) và lỗ 19 tỷ đồng tại Ecotruck (logistics)...
Tại ngày 30/9/2022, quy mô tổng tài sản của VNG đạt 9.189,4 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền và tương đương tiền cùng các khoản đầu tư nắm giữ đáo hạn của VNG chiếm 35,7% tổng tài sản, đạt 3.286,2 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường