Vợ chồng Hà Nội kiếm 100 triệu/tháng vẫn không dám đẻ thêm con, CĐM đồng lòng khuyên 1 điều
Thu nhập ổn, tài sản cũng đã có nhưng vợ chồng này vẫn không tự tin có thêm con.
- 05-12-2024Kiếm 100 triệu/tháng nhưng không thể mua được nhà: Nhìn 1 bức ảnh chụp màn hình của cặp đôi mà CĐM cũng thở dài
- 21-04-2024Chàng trai kiếm 100 triệu/tháng nhưng không tiết kiệm được đồng nào: Nguyên nhân từ 1 lỗi sai mà nhiều người thường mắc phải
- 06-02-2024Suy thoái kinh tế “chặn” đường về quê ăn Tết: Từng kiếm 100 triệu/tháng nhưng giờ không dám đối diện với câu hỏi lương thưởng của họ hàng
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một cặp vợ chồng có mức thu nhập 100 triệu/tháng đã khiến nhiều người chú ý. Dân tình vừa ngưỡng mộ, vừa đồng cảm với băn khoăn của gia đình cô.
Thu nhập 100 triệu, có nhà có đất, vẫn không dám đẻ thêm
Trong bài đăng của mình, cô vợ cho biết: “Vợ chồng em năm nay 35 tuổi, đã có nhà, có xe, có đất đai, vàng và khoản tiết kiệm tiền mặt khoảng 1,5 tỷ đồng.
Thu nhập của gia đình em khoảng 100 triệu/ tháng. Sinh hoạt phí hàng tháng cố định 30 triệu, quỹ cho đi (làm từ thiện, giúp đỡ người thân bạn bè) là 5-10 triệu, còn lại em chia vào các mục như chứng khoán, vàng, tiền gửi tiết kiệm, đầu tư quỹ.
Vợ chồng em sống xa nhà, quan hệ với hai bên nội ngoại và các anh chị em hoà thuận, chúng em chăm nuôi con cái tự lực và sống độc lập từ lâu.
Nhà em có một bé trai 6 tuổi. Gia đình và bạn bè xung quanh hối em sinh thêm một bé nữa cho vui nhà vui cửa. Em cũng đã dự trù và xây dựng một khoản riêng cho con trong tương lai, hàng ngày vợ chồng cũng cố gắng dạy con thật tốt. Nhưng thực tâm em muốn duy trì cuộc sống như hiện tại, đơn giản và có đủ thời gian cho các kế hoạch chung - riêng.
Em muốn hỏi ý kiến của cả nhà mình về việc nên hay không nên sinh con thứ hai ạ".
Hiện tại, tài chính nuôi con có thể không phải vấn đề quá đáng lo ngại với vợ chồng cô, nhưng tuổi tác cũng đã cao cho việc sinh nở, cộng thêm áp lực từ 2 bên gia đình nên cô khá lấn cấn, mong nhận được lời khuyên của mọi người về việc có nên sinh thêm con hay không.
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người ngưỡng mộ vì mức thu nhập cũng như cách phân bổ chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư của cặp vợ chồng cô.
Còn về chuyện có nên sinh thêm con hay không, tất cả đều đồng quan điểm: Đây là quyết định cá nhân, vợ chồng nên bàn bạc để hiểu rõ mong muốn của nhau là đủ, không cần phải áp lực từ phía ngoài, vì con mình sinh ra cũng là do mình nuôi, dạy. Việc quan trọng nhất là nuôi dạy con tốt, cho con điều kiện sống, học tập ổn định và chất lượng.
Nên chuẩn bị tài chính thế nào trước khi sinh con?
Cách đây chưa lâu, có một chủ đề từng gây tranh cãi trên MXH: "Tài chính chưa vững vàng, ổn định, tốt nhất không nên sinh đẻ".
Người ủng hộ quan điểm này cho rằng thời buổi này, một đứa trẻ ra đời không thể cứ ỷ vào việc "trời sinh voi sinh cỏ", có rất nhiều thứ cần lo và cần tiền. Nếu bản thân người làm cha mẹ không có sự chuẩn bị tài chính trước khi sinh con, thì vừa "phải tội" đứa trẻ, vừa tội cho chính mình.
Người phản đối quan điểm này lại cho rằng con cái là lộc trời cho, hơn nữa, đợi đến lúc có tiền mới sinh con, thì có khi đã quá tuổi. Lúc đó hối hận có khi đã muộn. Chưa kể, tiền bạc bao nhiêu là đủ, là vững vàng thì chẳng ai chắc được.
Tựu trung lại, mỗi người lại có một cái lý của riêng mình cho việc khi nào nên có con, hay nên sinh thêm con. Nhưng chắc chắn, việc chuẩn bị tài chính cho hành trình làm cha mẹ là điều cần thiết, không bao giờ là thừa.
Vậy phải chuẩn bị tài chính ra sao để sẵn sàng có con?
1 - Mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản
Nhắc tới bảo hiểm thai sản, nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng đây là một loại bảo hiểm độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, bảo hiểm thai sản chỉ là một quyền lợi bổ sung của bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe.
Trong trường hợp bản thân đang có dự định “thả bầu”, bạn nên mua bảo hiểm y tế/bảo hiểm sức khỏe kèm theo bảo hiểm thai sản để được chi trả chi phí thăm khám trong quá trình mang thai và sinh con.
Để được chi trả và nhận quyền lợi ở mức tối đa khi mua bảo hiểm thai sản, bạn cần tìm hiểu và nắm rõ khái niệm “thời gian chờ”. Phần lớn các sản phẩm bảo hiểm thai sản hiện nay đều áp dụng mức thời gian chờ là 270 ngày.
Điều này có nghĩa là nếu bạn sinh con trong vòng 270 ngày sau khi mua bảo hiểm thai sản, bạn có thể sẽ không được tối đa quyền lợi của bảo hiểm thai sản.
2 - Lên kế hoạch tiết kiệm một khoản riêng phục vụ công cuộc bỉm sữa
Cần nhấn mạnh rằng đây là khoản tiết kiệm độc lập, chỉ dùng để phục vụ việc nuôi con chứ hoàn toàn không còn mục đích nào khác ở đây. Chính bởi thế, bạn cần tự mình làm rõ 3 vấn đề dưới đây:
- Mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ 100% hay kết hợp sữa mẹ và sữa công thức?
- Khi hết 6 tháng nghỉ thai sản, có thể nhờ ông bà hỗ trợ trông cháu để mình đi làm lại không, hay sẽ phải thuê giúp việc?
- Mình muốn nuôi con theo kiểu “tiết kiệm tối đa” hay “chi mạnh hết mức”?
Tự làm rõ được những vấn đề này rồi, tự khắc bạn sẽ tìm ra được mức ngân sách cho việc nuôi con hàng tháng, từ đó chuẩn bị được tài chính nuôi con.
Đời sống & pháp luật