Vợ chồng người Việt - Canada quyết tâm xây ngôi nhà "Việt Nam nhất có thể", đảm bảo bởi 2 yếu tố này
Việc đảm bảo được 2 yếu tố này đã khiến thành quả ngôi nhà vô cùng mãn nhãn.
- 05-10-2022Chồng thọ 110 tuổi, vợ thọ 96 tuổi: Bí quyết ở 4 kiểu ăn uống rất đặc biệt
- 05-10-2022Mới cưới nhưng không chịu dọn dẹp nấu cơm, đôi vợ chồng ký hợp đồng chia việc nhà
- 29-06-20213 bà vợ bí ẩn lần đầu lộ diện của đại gia Việt: Người hoá ra là dân kinh doanh "máu mặt", người lại chọn tào khang lặng lẽ sau lưng chồng
- 28-06-2021Người vợ Ukraine 20 năm chăm chồng Việt đột quỵ: Nơi nào có gia đình, nơi đó là nhà, là quê hương!
- 14-09-2019Gia đình Việt ở Mỹ: Người vợ hạnh phúc khi được chồng cùng cải tạo vườn trồng đủ loại rau quả tươi tốt
Sau khi kết hôn với người vợ Việt, cuối năm 2020, anh Peter người Canada cùng vợ của mình mua một căn hộ chung cư và quyết định gắn bó với Sài Gòn.
Ngôi nhà vợ chồng Peter mua là một căn hộ rộng 65m2, nằm ở tầng 12 của một khu chung cư trong trung tâm thành phố. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây đó là cả 2 vợ chồng Peter đều không muốn căn chung cư của mình giống như một căn chung cư.
Họ muốn biến căn hộ thành một mái nhà thật sự, để khi đi làm trở về luôn có cảm giác yên bình. Hơn thế nữa, nó phải "Việt Nam nhất có thể".
Thoạt nhìn, ít ai có thể nhận ra ngay đây là một căn hộ chung cư. (Ảnh Khuôn Studio)
Với công năng ban đầu bao gồm 1 phòng khách, 1 bếp, 2 phòng ngủ cùng nhà vệ sinh, đội ngũ thi công đã đập bỏ các phần tường để quy hoạch lại cấu trúc. Nó đã trở thành căn nhà gồm 1 phòng khách và bếp, 1 phòng làm việc, 1 phòng ngủ và 1 nhà vệ sinh để phù hợp hơn khi căn nhà hiện tại chỉ có 2 vợ chồng.
Tuy nhiên, các căn phòng trong nhà đều có sự liên kết với nhau. Phòng khách và phòng làm việc không có tường ngăn cách thông thường mà sử dụng một cánh cửa kéo. Khi cần sự riêng tư có thể kéo lại, còn khi mở ra, sẽ tạo cảm giác không gian phòng khách trở nên rộng rãi hơn.
Lớp cửa có thể đóng mở linh hoạt, ngăn cách giữa phòng khách và không gian làm việc. (Ảnh Khuôn Studio)
Để mang đến những nét Việt Nam truyền thống trong căn hộ, các kiến trúc sư đã luôn tuân thủ và đảm bảo đưa 2 yếu tố quan trọng vào trong căn nhà. Đó là vật liệu thủ công và màu sắc thiên nhiên.
1. Vật liệu thủ công
Theo đội ngũ kiến trúc sư, những vật liệu thủ công được sử dụng chủ yếu trong thiết kế ngôi nhà có thể tới như gỗ, gạch bông, gạch men, gỗ, ngói cổ, đá mài hay mây tre đan...
Qua hình ảnh có thể thấy, phần tường của ngôi nhà được ốp gạch men trắng, các loại cột hay cả tủ bếp, bàn trà, bàn ăn trong nhà bằng gỗ, và các loại ghế, tủ, kệ, rèm cửa bằng mây tre đan. Điểm đặc biệt hơn cả và được đánh giá là "khó nhằn" nhất đó là trần nhà có lợp ngói cổ, tức là mái ngói âm dương, kết hợp với kèo gỗ.
Bên trên lớp mái đó là một hệ thống đèn, có thể chiếu xuyên qua những lỗ hở nhỏ, mang lại cảm giác như có ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua.
Vật liệu trong nhà chủ yếu đều từ gỗ gỗ, gạch bông, gạch men, gỗ, ngói cổ, đá mài hay mây tre đan... (Ảnh Khuôn Studio)
Kiến trúc sư Anh Tuấn, một trong những người thực hiện công trình này cho biết: "Việc đưa ngói cổ tức mái ngói âm dương trong kiến trúc Việt Nam xưa vào một căn hộ chung cư hiện đại là một thách thức. Nó đòi hỏi sự cân đối về chiều cao của căn hộ và kết cấu phù hợp để nhận được sự đồng ý của ban quản lý tòa nhà, nhưng đây cũng là điểm thú vị chúng tôi muốn gửi gắm vào ý tưởng cho căn hộ".
Chính điều này cũng khiến quá trình thi công của ngôi nhà có phần lâu hơn so với những ngôi nhà khác, kéo dài hơn 3 tháng, theo chia sẻ của kiến trúc sư.
Các vật liệu thủ công kết hợp với nhau dù mang màu sắc khác nhau nhưng vẫn đem lại tổng thể không gian hài hòa.
2. Màu sắc thiên nhiên
Hai màu sắc chủ đạo được sử dụng trong ngôi nhà, đem lại cảm giác rất thiên nhiên đó chính là màu nâu và màu xanh lá.
Màu gỗ có thể thấy ở trần nhà, sàn nhà cho đến từng bộ bàn ghế, kệ tủ hay cả cửa ra vào. Màu xanh được tinh tế đan xen ở bộ tủ và bàn bếp, cùng một chút gạch men được ốp trên tường. Sự kết hợp này khiến khi nhìn vào, ta sẽ nhớ về những ngôi nhà ở nông thôn Bắc Bộ xưa.
Màu xanh cùng màu nâu là 2 màu chủ đạo trong ngôi nhà. (Ảnh Khuôn Studio)
Để đảm bảo cho những vật dụng trong nhà không bị lệch đi về chất liệu cũng như màu sắc so với tổng thể mong muốn, vợ của Peter đã tự tay đi chọn mua những món đồ để trang trí cho ngôi nhà.
Sau 3 tháng với chi phí 700 triệu đồng, căn hộ chung cư đã được lột xác hoàn toàn để trở thành một mái ấm thực sự. Nó không chỉ mang đậm nét Việt Nam mà còn tràn ngập ánh sáng bởi những ô cửa sổ lớn ở các phòng, mang màu sắc hài hòa, khác lạ và đạt được cảm giác truyền thống tối đa.
Ánh sáng ngập tràn vào ngôi nhà bởi các cửa sổ lớn ở các phòng. (Ảnh Khuôn Studio)
Hiện nay, việc dung hòa được yếu tố truyền thống vào những căn nhà hiện đại như thế này đang ngày một trở thành xu thế thiết kế nhà ở được ưa chuộng. Khác với sự xa hoa, lộng lẫy thường thấy của các thiết kế hiện đại, nó hướng tới sự đơn giản, mộc mạc, gần gũi nhưng vẫn mang đậm các giá trị văn hóa lâu đời của người Việt.
Không chỉ có trong những thiết kế căn hộ, nhà ở, cũng có rất nhiều nhà hàng, khách sạn đang hướng tới theo phong cách này.
Trí thức trẻ