MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Vỡ trận" camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước" tiết lộ!

29-04-2021 - 15:14 PM | Sống

"Vỡ trận" camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước" tiết lộ!

Đi cắm trại bây giờ đang là "mốt" mà nhất là dịp nghỉ lễ tới lại có tận 4 ngày, mọi người đã có tinh thần để lên đường chưa?

Cắm trại thực ra là sở thích của khá nhiều gia đình muốn đổi gió vào ngày cuối tuần cùng với thiên nhiên thay vì giam mình trong trung tâm thương mại. Tuy nhiên, phải cho đến gần đây thì camping mới trở thành trend và thu hút vô số người mới trải nghiệm.

Và đỉnh điểm cho thấy “đam mê” khiến mạng xã hội phải xôn xao đó là vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua, công viên Yên Sở và cầu Vĩnh Tuy hay một số điểm cắm trại xung quanh Hà Nội đều đông kín người. Những hình ảnh cho thấy mật độ dân tình đi cắm trại đông đúc đến nỗi nhìn là muốn nghẹt thở.

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 1.

Công viên Yên Sở dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3.

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 2.

Cảnh tượng khiến nhiều người cảm thấy ngột ngạt.

Trong lúc cắm trại, vì đông quá và lại nắng nóng nên đối tượng bị khó chịu nhất chính là trẻ em. Còn người lớn, với kiểu “một mét vuông 3, 4 chiếc lều” thì cũng không chill được mấy. Dẫu vậy, với nhiều người, họ quan điểm càng đông thì càng vui, miễn sao mình tự thấy thỏa mãn và chuẩn bị tốt là được.

Và tinh thần đó chắc chắn sẽ được giữ tiếp đến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới, khi các gia đình được nghỉ tận 4 ngày thì các bãi cắm trại dự đoán là sẽ hoạt động hết công suất hơn nữa. Nhưng cắm trại sao cho an toàn và không thiếu thốn thì cũng cần một chút kinh nghiệm đó nha.

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 3.

Ảnh: Chang Mi

Camping phải đi sớm, chọn núi hay biển đều được miễn mình thích!

Hầu hết các gia đình đều đồng ý rằng đã đi cắm trại thì nên khởi hành từ sớm để đến nơi có thể dựng trại trong lúc trời còn chưa quá nắng nóng, tốt nhất là trước 9h đối với mùa hè như thế này. Nếu chọn điểm ở gần khoảng 20km đổ lại thì đơn giản rồi, còn nếu điểm cắm trại cách xa thì sẽ cần phải có bước chuẩn bị tốt hơn một chút. Đặc biệt, nên đi bằng ô tô thì sẽ an toàn hơn các phương tiện khác.

Về thời gian đi cắm trại, nếu có con nhỏ thì không nên ngủ lại qua đêm, tốt nhất chỉ đi nửa ngày, đến tầm gần cuối giờ chiều nhổ trại về là đẹp nhất.

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 4.
Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 5.

2 hot family là gia đình Ngọc Mon và Nhật Anh Trắng trong một chuyến cắm trại.

Ngoài cắm trại trong nội thành thì các gia đình ở Hà Nội dịp này có thể nới rộng phạm vi hơn một chút như Hòa Bình hay thậm chí đi biển Thanh Hóa chẳng hạn. Trải nghiệm cắm trại chúng ta thường thấy nhiều ở khu vực đồi núi nhưng cắm trại ven biển thì cũng không tệ đâu.

Gia đình Chang Mi vừa qua đã đi biển Thanh Hóa và thực sự rất hài lòng về chuyến đi đó. Cô nàng cho biết: “Nhà mình thì camp cũng ở nhiều địa hình khác nhau, camp ở đâu cũng được quan trọng là đẹp, vắng người vì nhà mình đi nghỉ ngơi. Chỗ mình camp ở Thanh Hóa là rừng phi lao mặt biển nên đi mùa hè nóng rất ổn. Vì nó có rừng làm bóng cây mát luôn, gió biển cũng mát, không khí tốt, và có không gian rộng cho bé nhà mình thoải mái chạy nhảy tắm biển.

Với cái nữa là ăn hải sản tự nhiên mua của dân đánh bắt xung quanh ngon bổ rẻ tươi luôn nữa”.

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 6.

Ảnh: Chang Mi

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 7.

Ảnh: Chang Mi

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 8.

Ảnh: Chang Mi.

Đi camping thì cũng như mang theo cả căn nhà di động

Cắm trại là kiểu vui chơi mà chúng ta mang cả gian bếp của gia đình đi nơi khác để tự phục vụ. Vì thế, để có một ngày trải nghiệm không vướng sạn thì khâu chuẩn bị cũng phải khá đầy đủ, nhất là với các nhà có trẻ con.

Kinh nghiệm của một gia đình đã đi cắm trại nhiều lần cho thấy, những thứ đồ sau khá cần thiết để mang theo:

- Bàn ghế vải xếp, nhẹ và dùng được nhiều lần, bếp nướng, bếp nấu

- Các gia đình hay ăn BBQ thì không thể quên bát - đũa – thìa

- Đồ ăn (vì chỉ đi nửa ngày nên không nên mang quá nhiều)

- Thùng đá bảo quản thức ăn và bình giữ nhiệt

- Thùng nước sạch (để uống) và thùng nước thường để rửa tay, tráng người cho các con nếu chúng quá nghịch

- Quần áo dự phòng cho trẻ em

- Giá treo túi rác và túi gom rác

- Quạt tích điện

- Lều nghỉ (tất nhiên đi cắm trại thì phải có lều chứ nhỉ)

- Đồ sơ cứu cá nhân phòng các bé vui chơi chạy nhảy bị ngã

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 9.

Ảnh: Hương Choppy

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 10.

Ảnh: Hương Choppy

Đặc biệt, đi chơi vào dịp này đã bắt đầu nắng nóng nên bố mẹ có thể mang theo sữa, nước uống, hoa quả cho các con đỡ háo. Vì nhiều bé mải chơi sẽ không muốn ăn mà thay vào đó sẽ uống sữa, ăn hoa quả để lấy năng lượng.

Còn với các bố mẹ, đồ dùng mang theo để chill có lẽ chỉ cần một chiếc loa bluetooth nhỏ xíu hay chiếc mic nhỏ và hát không vào giờ nghỉ trưa chắc là đã đủ “phê” rồi. Cảm giác ngồi ở nơi thoáng mát, bên cạnh đó đồ ăn, ly rượu vang, vừa nhìn các con vui chơi vừa chém gió với nhau thì tuyệt biết bao nhiêu.

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 11.

Ảnh: Quỳnh Thu Phạm

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 12.

Ảnh: Quỳnh Thu Phạm

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 13.

Ảnh: Hương Choppy

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 14.

Ảnh: Hương Choppy

Giải quyết nhu cầu cá nhân sao cho lịch sự văn minh?

Đây có lẽ là vấn đề mà nhiều người quan tâm nhưng ngại nói ra khi đi cắm trại. Tuy nhiên, kỳ thực thì nó rất đáng để thảo luận với mục đích giữ môi trường trong sạch và thoải mái cho mọi người. Chia sẻ của mẹ Quỳnh Thu Phạm sẽ cho ai đang chuẩn bị đi camping không còn thấy ngại ngùng nữa nhé!

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 15.

Ảnh: Quỳnh Thu Phạm

"Cách thứ nhất là mình có thể đi nhờ nhà dân nếu xung quanh đó có người.

Cách thứ hai là nếu không có nhà dân, cắm trại qua đêm hoặc vài đêm thì nên chọn địa điểm cách 100-200 bước chân so với nguồn nước, đường mòn hay khu cắm trại. Nếu cắm trại ở trên đồi hoặc địa hình gồ ghề thì hãy chọn một nơi không dốc lắm và ở bên dưới so với trại. Điều đó sẽ giúp đảm bảo rằng các chất thải sẽ không tiếp cận được nguồn nước, hay khi trời mưa sẽ không bị trôi về khu lều trại.

Chỗ xung quanh đó nên có một bụi rậm hoặc vài cây to đủ để che chắn nhưng hãy đảm bảo gần đó không có vật gì gây hại như là ổ kiến hoặc hang động vật bé. Việc cần làm sau đó là đào hố nhỏ, xong việc thì vun đất lại, dùng 1 cành cây hoặc vật gì đó đánh dấu.

Sau khi giải quyết xong, chúng ta gói giấy vệ sinh đã dùng lại, cho vào chiếc túi đã chuẩn bị có một ít aspirin nghiền hoặc túi trà lọc. Những thứ này sẽ giúp khử mùi cho giấy đã dùng khi ở trong túi. Sau đó, kéo khóa zip hoặc buộc chặt túi nilon lại, cho vào một lớp túi khác đã quy định là túi đựng đồ bẩn, bọc lại kỹ càng và nhét nó vào balo của bạn cho tới khi gặp thùng rác là xong".

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 16.

Ảnh: Quỳnh Thu Phạm

Với sự bùng nổ của trào lưu camping này, các hội nhóm trên Facebook cũng trở nên đông đúc đến mức mỗi nhóm luôn có vài chục ngàn đến cả hơn trăm ngàn thành viên. Tiêu biểu có thể kể đến như group Rủ nhau cắm trại, Camping Việt Nam... Khi vào đây, những địa điểm mới được khai phá, những kinh nghiệm cắm trại xương máu đều được truyền tải một cách rất đầy đủ. Mọi người có thể cùng tham khảo nhé!

Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 17.
Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 18.
Vỡ trận camping đã từng xảy ra hôm Giỗ Tổ, làm sao để đợt lễ này chọn được chỗ an toàn, không lo ngộp hơi người thì hãy nghe “người đi trước tiết lộ! - Ảnh 19.

Chỉ mới tạm kết: Mùa hè còn rất dài và những chuyến camping chắc chắn sẽ nối đuôi nhau thêm nhiều nữa. Nhưng đi camping thế nào cho chất mà vẫn đảm bảo an toàn thì các gia đình nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng nhé.

Chúc mọi người mùa nghỉ lễ thật vui nha!

Theo Mộc Lan

Pháp luật và bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên