Vòi nước inox, bồn rửa bị oxy hóa: Không cần hóa chất, áp dụng cách này vừa nhanh, đơn giản lại hiệu quả
Hiện tượng các vật dụng làm bằng inox bị oxy hóa sau thời gian dài là rất phổ biến ở các gia đình.
- 10-08-2024Dù nam hay nữ, qua 60 tuổi vẫn còn "khoái" làm 4 việc này trước khi đi ngủ thì xin chúc mừng: Dễ sống thọ, sinh lực tốt
- 10-08-2024Có con trai, cụ ông vẫn nhất quyết đem thừa kế tài sản cho hàng xóm: Cuối đời ôm ân hận vì hiểu ra 1 điều
- 08-08-2024Bán mảnh đất 7 tỷ đồng để cho con tiền mua nhà, đến nơi, nghe được 1 câu nói của con trai, tôi quyết định mang tiền về
Hiện nay trong các gia đình, những vật dụng làm từ inox như các loại bồn rửa, vòi nước,... được đánh là rất phổ biến. Các vật dụng này có ưu điển đó là giá thành phải chăng, không bị rỉ sét, dễ vệ sinh. Tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng, chúng cũng thường gặp phải 1 hiện tượng mà khiến nhiều người dùng đau đầu, đó là bị oxy hóa hay bị các vết cặn oxy hóa bám lại trên bề mặt.
Để giải quyết các vấn đề trên, phương pháp thường được nghĩ ngay tới đó là dùng các loại dung dịch tẩy rửa hóa học chuyên dụng. Tuy nhiên,chúng vô tình dẫn đến một số hệ lụy như gây mùi khó chịu, chi phí tốn kém, thành phần tạo nên các chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng...
Mới đây, trên aboluowang đã đưa ra hướng dẫn xử lý các vết oxy hóa cực hiệu quả, lại đơn giản, nhanh chóng, bằng những nguyên liệu sẵn có tại nhà.
Xử lý vết oxy hóa bằng các bước đơn giản
Bước 1: Dùng giấy ăn, giấm/nước cốt chanh
Nhiều người dùng thường bỏ qua bước chuẩn bị này. Song nó góp phần quan trọng giúp vết oxy hóa trên các bề mặt bồn rửa, vòi nước dễ dàng được làm sạch hơn.
Hãy chuẩn bị 1-2 tấm khăn giấy, phủ lên toàn bộ phần mặt có vệ oxy hóa. Dùng giấm trắng hoặc nước cốt chanh, đổ lên giấy ăn. Người dùng để ngâm giấy ăn cùng giấm trắng/nước cốt chanh đó cùng với bồn nước/vòi nước cần làm sạch trong vòng 30 phút.
Sau đó đổ giấm hoặc nước cốt chanh lên tấm giấy ăn, ngâm 30 phút. Axit bên trong các dung dịch sẽ thấm vào và làm mềm các cặn oxy hóa (Ảnh aboluowang)
Trong suốt khoảng thời gian này, giấm trắng hay nước cốt chanh mang axit sẽ từ từ thấm qua khăn giấy, tác dụng lên bề mặt inox và phản ứng hóa học với các cặn oxy hóa, từ đó làm mềm chúng.
Bước 2: Dùng bàn chải, kem đánh răng/baking soda
Hết thời gian chờ, người dùng quan sát kỹ sẽ thấy các cặn oxy hóa bắt đầu có dấu hiệu thay đổi. Lúc này, chỉ cần thêm 1 chiếc bàn chải tùy kích cỡ, cùng kem đánh răng, hoặc kết hợp kem đánh răng cùng baking soda.
Người dùng cho trực tiếp kem đánh răng và baking soda vào khu vực cần làm sạch, rồi dùng bàn chải chà sát vài lần. Nếu không có sẵn bàn chải, có thể thay thế bằng miếng cọ rửa hoặc miếng bùi nhùi.
Khi cọ rửa, người dùng cũng cần lưu ý không nên làm quá mạnh tay bởi có thể vô tình làm vật dụng bị trầy xước, mất đi tính thẩm mỹ.
Bước 3: Dùng nước sạch, khăn vải khô
Cuối cùng khi thấy vết oxy hóa đã được làm sạch, trả lại sự sáng bóng cho vòi nước, bồn rửa inox, người dùng rửa lại một lần vật dụng với nước sạch và dùng khăn vải khô, sạch lau lại.
Trừ đi thời gian ngâm, thời gian vệ sinh các vật dụng bị tình trạng oxy hóa được ước tính chỉ mất khoảng 10 - 15 phút. Tình trạng oxy hóa cũng sẽ quay lại liên tục, vì vậy tốt nhất người dùng nên thường xuyên theo dõi và vệ sinh định kỳ khoảng 1-2 lần/tháng.
Bên cạnh áp dụng để vệ sinh vòi nước, bồn rửa, cách làm trên có thể dùng được cho các loại nồi, niêu, xoong, chảo. Thậm chí là những vết rỉ sét, đen kịt ở đáy các loại nồi, người dùng cũng có thể xử lý được. Chỉ cần thêm một bước đó là đun sôi hỗn hợp baking soda, hay chà xát thêm muối lên đáy các loại nồi là được.
Theo aboluowang
Thanh niên Việt