Vốn FDI vào một tỉnh miền Bắc lập đỉnh, nơi từng được nhà đầu tư Ấn Độ “chọn mặt gửi vàng” làm dự án công viên 12 tỷ USD
11 tháng năm 2023, thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh này đạt trên 1,1 tỷ USD, cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây.
- 01-12-2023Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển thủ đô
- 01-12-2023Những ai được tăng lương, trợ cấp từ tháng 12?
- 01-12-2023Việt Nam có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0”
Với vị trí thuận lợi về liên kết vùng khi nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, thời gian qua Hải Dương luôn được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 mới đây, ông Trần Đức Thắng Bí thư Tỉnh uỷ thông tin, 11 tháng năm 2023, thu hút đầu tư nước ngoài của Hải Dương đạt cao với tổng số vốn đăng ký trên 1,1 tỷ USD, cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây.
Tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 74 dự án với tổng vốn đăng ký 955,5 triệu USD, gồm 25 dự án ngoài khu công nghiệp và 49 dự án trong khu công nghiệp. Trong đó có 3 dự án cấp mới có quy mô tương đối lớn là nhà máy sản xuất công nghệ Bief Crystal (260 triệu USD), văn phòng phẩm Deli (270 triệu USD), nhà máy sản xuất tấm tế bào quang điện mặt trời Boviet (120 triệu USD).
Tỉnh cũng điều chỉnh tăng vốn cho 33 lượt dự án với số vốn tăng thêm 140 triệu USD và chấp thuận 11 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị góp vốn 5,5 triệu USD.
Riêng các khu công nghiệp của tỉnh thu hút 1,039 tỷ USD trong 11 tháng qua. Một số khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án như An Phát 1, Lương Điền - Cẩm Điền, Đại An, Lai Cách... Các dự án FDI này chủ yếu đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…
Một số dự án tiêu biểu là dự án sản xuất các loại văn phòng phẩm quy mô 6.500 tỷ đồng của Công ty TNHH Tập đoàn Deli (Trung Quốc); dự án sản xuất tấm tế bào quang điện hơn 4.100 tỷ đồng của Công ty TNHHH Khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời BoViet, một công ty con thuộc tập đoàn BoWay của Trung Quốc.
Một số dự án lớn khác từ từ gia tỷ dân này là dự án sản xuất gia công, linh kiện ô tô của CE Link Limited với tổng vốn 1.396 tỷ đồng; dự án sản xuất, gia công, lắp ráp kết dính bề mặt linh kiện điện tử (điện trở vi mạch) từ TA-I Technology (Đài Loan) trị giá 232,4 tỷ đồng; dự án sản xuất bông tấm padding, bông đệm luxe của Dayue International Limited (Hồng Koong) khoảng 71,2 tỷ đồng.
Một dự án đến từ nhà đầu tư Hoa Kỳ là sản xuất linh kiện điện tử và giường nâng, bàn nâng hạ điều khiển trị giá 400 tỷ đồng của Pulsar Product INC. Hay dự án sản xuất các sản phẩm từ thuỷ tinh, thiết bị, dụng cụ quang học, các sản phẩm từ plastic trị giá 6.100 tỷ đồng của Công ty TNHH Sản xuất công nghệ Biel Crystal (Singapore)
Hải Dương hiện có 534 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn 10,142 tỷ USD đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 284 dự án trong khu công nghiệp có tổng vốn 5,957 tỷ USD, còn lại là các dự án ngoài khu công nghiệp.
Nhiều năm qua, vốn FDI luôn chiếm từ 35% - 40% cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Hải Dương. Các doanh nghiệp FDI đang đóng góp trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tạo thuận lợi cho quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bí thư Tỉnh uỷ cho biết, việc dòng vốn FDI cao nhất đạt 1,1 tỷ USD vào 11 tháng năm 2023, cao nhất trong vòng 10 năm qua đã tạo động lực để các dự án đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp và dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư công của tỉnh đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đón dòng vốn đầu tư trong các năm tiếp theo.
Đáng chú ý, vào năm 2022, một doanh nghiệp Ấn Độ là Công ty Sri Avantika Contractor Limited đã đến khảo sát và chọn tỉnh Hải Dương để đầu tư dự án Công viên dược quốc tế với cam kết vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Vị trí đề xuất đầu tư thuộc địa bàn các huyện Thanh Miện và Bình Giang, tổng diện tích quy hoạch khoảng 960 ha.
Sau đó, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư phát triển Khu công nghiệp – Đô thị Đại An và Tập đoàn Đại An và Công ty Sri Avantika Contractors Ltd. đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác thực hiện triển khai hạ tầng dự án.
Trong lễ ký biên bản, đại diện từ phía Ấn Độ sông Ramesh Babu Potluri, Chủ tịch SMS Pharmaceticals LTD., khẳng định: dự án sẽ là địa điểm quy tụ nhiều hãng dược nổi tiếng trên thế giới đến đây nghiên cứu và sản xuất. Tại đây, các sản phẩm được sản xuất ra sẽ phục vụ cho việc xuất khẩu không chỉ trong khu vực và còn đến các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu...
Nhịp sống thị trường