Vốn hóa mất 170 tỷ USD trong năm nay, Tencent chật vật tìm đường tăng trưởng khi có thể phải thực hiện cuộc đại tu như Ant Group
Những động thái cứng rắn của Bắc Kinh đối với các công ty internet lớn nhất nước này đang khiến triển vọng phát triển của Tencent trở nên mờ mịt. Hơn nữa, mảng dịch vụ tài chính trị giá 120 tỷ USD của công ty này cũng đang chật vật để tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới.
- 22-03-2021Sau Warren Buffett, những 'KOL đầu tư' thế hệ mới có tầm ảnh hưởng như thế nào đến TTCK?
- 22-03-2021Tham vọng tự cường công nghệ của Trung Quốc gặp 'bão lớn': Công ty chip hàng đầu vỡ nợ, có thể bị đóng băng tài sản, ngành bán dẫn được tiết lộ không có lợi nhuận
Các cơ quan giám sát hàng đầu Trung Quốc đã đẩy mạnh việc giám sát công ty giá trị nhất nước này. Họ theo dõi sát sao tất cả mọi lĩnh vực từ những dữ liệu mà Tencent có được về hoạt động trực tuyến của hơn 1 tỷ người cho đến danh mục đầu tư với hàng trăm startup. Theo Bloomberg, các nhà quản lý đang cân nhắc về việc Tencent cũng phải thực hiện cuộc đại tu mảng fintech, chuyển hoạt động thành một công ty cổ phần giống như yêu cầu với Ant Group của Jack Ma.
Tencent có khả năng phải đối mặt với kết cục đầy bất ổn và những nỗ lực mới của giới chức có thể sẽ ảnh hưởng đến mảng kinh doanh game béo bở của công ty này. Nhà sáng lập, tỷ phú Pony Ma và các cộng sự của ông sẽ đứng trước những câu hỏi về dự định của Bắc Kinh và giới chức sẽ làm gì để cải tổ mảng hoạt động cho vay, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc chỉ sau Ant. Mối rủi ro này đã khiến vốn hóa của Tencent mất 170 tỷ USD kể từ mức đỉnh hồi tháng 1.
Đà tăng trưởng của Tencent kém vượt trội so với các công ty cùng ngành.
Michael Norris – giám đốc nghiên cứu tại AgencyChina, nhận định: "Tencent đã quá quen thuộc với những quy định nghiêm ngặt đối với mảng kinh doanh game. Các nhà đầu tư có thể sẽ chú ý đến việc giám sát chống độc quyền sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Tencent trong mảng game và các ngành khác như thế nào."
Về ngắn hạn, nhà đầu tư đang đặt cược về sự khởi sắc của 1 công ty có kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng trong ¾ quý vừa qua.
Sắp tới, Tencent có thể đưa ra kế hoạch thay đổi cho cả đế chế của mình. Tuy nhiên, việc tái cấu trúc mảng fintech sẽ phức tạp hơn nhiều so với Ant. Không như công ty của Jack Ma –chỉ hoạt động qua 1 tổ chức duy nhất, các mảng dịch vụ thanh toán, quản lý tài sản và cho vay của Tencent lại "rải rác" ở nhiều công ty nhỏ. Tất cả các lĩnh vực này đều dựa vào WeChat để tiếp cận người dùng và quảng bá sản phẩm.
Trước đó, cơ quan giám sát chống độc quyền của Trung Quốc đã phạt Tencent và các công ty cùng ngành vì không có chấp thuận cho các khoản đầu tư và thâu tóm trước đó. Các nhà lập pháp một lần nữa nhắc lại về tình trạng "nghiện game" của giới trẻ trong sự kiện Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc gần đây. Tencent hiện đang chờ đợi được chấp thuận để sáp nhập 2 gã khổng lồ lĩnh vực game streaming - Huya và DouYu.
Doanh thu của Ant và mảng fintech của Tencent.
Mảng tài chính – có giá trị từ 105 tỷ USD đến 120 tỷ USD theo ước tính của Berstein, có thể sẽ là tâm điểm trong động thái giám sát chặt chẽ của Bắc Kinh. Hồi tháng 11, Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch chưa từng có để kiểm soát các tập đoàn lớn nhất nước này, đầu tiên là tập trung vào đế chế Alibaba và Ant.
Các giám đốc điều hành của Tencent sau đó đã nhanh chóng cam kết hợp tác với các nhà quản lý và duy trì chiến lược tài chính thận trọng. Tuy nhiên, trong tháng này, Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo ông sẽ sát sao hơn đối với các công ty "nền tảng" lưu trữ dữ liệu và có tiềm lực lớn trên thị trường. Đây là dấu hiệu cho thấy động thái nghiêm khắc đối với các công ty internet đang gia tăng.
Dịch vụ tài chính nổi bật nhất của Tencent là WeChat Pay – được liên kết chặt chẽ với dịch vụ tin nhắn cùng tên và là phương thức thanh toán được chọn sẵn trên ứng dụng gọi xe Didi Chuxing cùng nền tảng giao đồ ăn Meituan. Tuy nhiên, cũng như Ant, WeChat Pay vận hành những dịch vụ là mối thức thách cho các ngân hàng do nhà nước điều hành.
Chênh lệch giữa giá mục tiêu trong 12 tháng và giá đang giao dịch của cổ phiếu Tencent.
Một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều khó khăn đối với Tencent là hoạt động cho vay vi mô do WeBank điều hành. Theo các yêu cầu được Bắc Kinh đưa ra khi hủy bỏ đợt IPO của Ant, các tổ chức cho vay trực tuyến phải cung cấp ít nhất 30% các khoản vay thay.
Dù Tencent hiện chỉ hoạt động như một "cầu nối" thay vì một nhà cho vay và các quy tắc mới hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng công ty này có thể phải bơm thêm vốn nếu phải cùng hỗ trợ cho 30% toàn bộ các khoản vay. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty cho biết các quy tắc đối với mảng cho vay vi mô sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm Weilidai của họ.
Các nhà phân tích của Bernstein nhận định: "Rủi ro từ những quy định mới đối với Tencent chủ yếu đến từ sự lớn mạnh của họ. Tuy nhiên, vị thế cạnh tranh trong các mảng kinh doanh lớn vẫn rất vững chắc."
Tham khảo Bloomberg