MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vốn ngoại từ Nhật Bản và Hàn Quốc “nườm nượp” kéo về một tỉnh "đất chật người đông" top đầu Việt Nam

Năm 2023, tỉnh “đất chật người đông” vùng Đồng bằng sông Hồng này lần đầu gia nhập nhóm tỷ đô về thu hút vốn FDI.

Mới đây, tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tổ chức tại Tokyo sáng 16/12, ông Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình cho liên danh 3 nhà đầu tư: Công ty Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam. Đây là dự án có quy mô lớn, với công suất 1.500 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD.

Ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã liên tiếp có các buổi thăm, làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Marubeni, Tập đoàn Tokyo Gas. Đáng chú ý, Tập đoàn Marubeni - một trong những tập đoàn thương mại đầu tư đa ngành lớn nhất Nhật Bản và Tập đoàn T&T Việt Nam đã ký thỏa thuận về phát triển điện gió ngoài khơi của tỉnh Thái Bình. Trước đó, Marubeni đã tham gia tổng thầu EPC cho 11 dự án tại Việt Nam bao gồm nhiệt điện Thái Bình 1. Lần này, đại diện doanh nghiệp từ Nhật Bản cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện dự án và mong sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ lãnh đạo tỉnh để hiện thực hóa dự án.

Trước đó, vào đầu tháng 12, tại hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình - Hàn Quốc, tỉnh Thái Bình đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Hitejinro đầu tư dự án tại khu công nghiệp Liên Hà Thái (Thái Thụy), tổng vốn đầu tư 100 triệu USD; Công ty HuM&C đầu tư dự án tại khu công nghiệp Tiền Hải (Tiền Hải), tổng vốn đầu tư 6 triệu USD; Công ty TNHH SH TECH đầu tư dự án tại cụm công nghiệp Vũ Hội (Vũ Thư), tổng vốn đầu tư 3,5 triệu USD.

Vốn ngoại từ Nhật Bản và Hàn Quốc “nườm nượp” kéo về một tỉnh "đất chật người đông" top đầu Việt Nam - Ảnh 1.

Đồng thời, trao thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực lao động giữa UBND huyện Kiến Xương, UBND huyện Vũ Thư và chính quyền thành phố Icheon (tỉnh Gyeonggi); ký kết thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực công thương giữa Công ty Cổ phần Gốm sứ Long Hầu và Công ty TNHH Solim Eng, Công ty TNHH Cơ khí dệt may xuất khẩu Thanh Chất và Công ty Uchang Industry, HTX Dệt đũi Nam Cao và Công ty Symposium Inc & Bridge Association Inc; ký kết thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực giáo dục giữa Trường Đại học Thái Bình và 3 đối tác Hàn Quốc gồm Công ty TNHH MC Holdings Vietnam, Trung tâm Việt Hàn (Đại học Quốc gia Seoul) và Trường Đại học Ngoại ngữ Busan (Hàn Quốc).

Với quy mô 67,71km2, Thái Bình có diện tích nhỏ thứ 10 cả nước, chiếm 0,5% diện tích Việt Nam. Tuy nhiên về dân số, Thái Bình xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; chiếm 1,9% dân số cả nước và có mật độ dân số gấp 4 lần trung bình cả nước.

Những năm qua, Thái Bình được đánh giá là tỉnh năng động, có nhiều tiềm năng khác biệt, có lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư,… năm 2023, tổng vốn đăng ký đầu tư FDI vào tỉnh đạt trên 3 tỷ USD. Với mức này, Thái Bình lần đầu gia nhập nhóm tỷ đô về thu hút vốn FDI.

Hiện tỉnh Thái Bình có 5 dự án của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 150 triệu USD. Trên địa bàn tỉnh hiện có 30 dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 256 triệu USD.

Với hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, Thái Bình đã xây dựng 10 khu công nghiệp, 49 cụm công nghiệp. Đặc biệt là Khu kinh tế Thái Bình có diện tích trên 30.500ha gồm 22 khu công nghiệp cùng với các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ và của tỉnh luôn sẵn sàng chào đón nhà đầu tư. Một số KCN lớn như Khu công nghiệp Liên Hà Thái, Khu công nghiệp Hải Long, Khu công nghiệp VSIP Thái Bình... đã và đang trở thành "cứ điểm" thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhật Minh

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên