MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vòng luẩn quẩn năng lượng - thực phẩm tại châu Âu

17-08-2022 - 09:53 AM | Tài chính quốc tế

Giá lương thực thế giới đang đi xuống nhưng giá năng lượng tại châu Âu tăng cao khiến cho chi phí thực phẩm tại châu lục này không hề giảm. Mùa đông tới sẽ là thách thức lớn nhất đối với lục địa già khi nhu cầu năng lượng dùng để sưởi ấm tăng cao.

Tại nhà máy của Brioche Pasquier, rộng gần 22.300 m2, cách London khoảng một giờ lái xe. Giờ đây mỗi chiếc bánh mì ra lò đã có giá thành cao gấp rưỡi lúc trước.

Từ bơ cho đến trứng và đường, giá của những nguyên liệu đầu vào thiết yếu giúp doanh nghiệp sản xuất bánh mỳ nổi tiếng nhất nhì nước Pháp làm nên những chiếc bánh sừng bò, bánh mì hoa cúc hay bánh mì chocolate hòa chung đà tăng của giá hàng hóa trong năm vừa qua. Không dừng lại ở đó, Brioche Pasquier còn phải đối mặt với một thách thức mới: chi phí năng lượng leo thang.

Vòng luẩn quẩn năng lượng - thực phẩm tại châu Âu - Ảnh 1.

Giá khí đốt tăng vọt kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Ảnh: Bloomberg.

Đó chính là "gọng kìm" kẹp chặt các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, và hệ quả của thực trạng này đang tác động trực tiếp tới túi tiền của người dân Anh, vốn đang chật vật đối diện với cuộc khủng hoảng chi phí sống tồi tệ nhất trong lịch sử. Trước đó, Ngân hàng trung ương Anh dự báo lạm phát tại quốc gia này sẽ đạt đỉnh ở ngưỡng hơn 13% trong năm nay, trong khi đó, 1/3 số hộ gia đình tại Anh dự kiến sẽ phải bỏ ra nhiều hơn 10% thu nhập của họ để chi trả các hóa đơn năng lượng. Và giờ họ có nguy cơ rơi vào cảnh đói nghèo trước sự tình trạng gia tăng giá thực phẩm.

“Đây chính là hiệu ứng domino từ tình trạng giá năng lượng đắt đỏ”, Ryan Peters, Giám đốc điều hành Brioche Pasquier UK Ltd, đơn vị vận hành nhà máy tại Milton Keynes, chia sẻ. “Giá sản phẩm của chúng tôi đến tay các nhà bán lẻ phải điều chỉnh tăng một chút và không may, điều này đang ảnh hưởng trực tiếp tới người túi tiền người tiêu dùng”.

Giá thực phẩm thế giới tăng cao kỷ lục trong năm nay dưới tác động của xung đột Nga – Ukraine, làm đình trệ hoạt động sản xuất lúa mì và dầu thực vật tại hai quốc gia này. Trong khi giá lương toàn cầu đang trong xu hướng giảm, người tiêu vẫn phải đối diện với sức ép chi phí thực phẩm tương đối lớn.

Đó là bởi các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại châu Âu phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng cao, cùng với đó, giá khí đốt và điện cao hơn gấp nhiều lần mức giá thông thường. Nhưng đó chưa phải điều tồi tệ nhất. Khi mùa đông bắt đến, nhu cầu năng lượng cho việc sửa ấm và phát điện sẽ đồng loạt tăng cao.

“Đối với các công ty, từ rang xay cà phê tới sản xuất đường từ củ cải, mối quan tâm lớn nhất là giá nguyên liệu thô tăng,” Kona Haque, Giám đốc nghiên cứu cho công ty ED&F Man chia sẻ. “Tuy nhiên, khó khăn vẫn đang trực chờ ở phía trước. Mùa đông sắp tới sẽ là mốc thời gian quan trọng khi chi phí sản xuất được dự báo sẽ tăng vọt”.

Suedzucker AG, công ty sản xuất đường từ củ cải lớn nhất châu Âu, chia sẻ đà tăng chi phí nguyên liệu đầu vào, năng lượng và chi phí đóng gói chiếm phần lớn mức tăng doanh thu của công ty trong quý I. Allied Bakeries, nhà sản xuất bánh mì mang thương hiệu Kingsmill và Allinson cho biết chi phí đầu vào tăng cao tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận mặc dù doanh số bán ra nhiều hơn vào quý III.

Các công ty sản xuất dầu ăn từ đậu nành, hạt cải dầu và hoa hướng dương bắt đầu cắt giảm sản lượng tại Anh và châu Âu, đồng thời chuyển hoạt động sản xuất sang các khu vực khác với giá năng lượng thấp hơn. Theo dữ liệu từ Fediol, hoạt động chế biến hạt có dầu ở Anh và châu Âu giảm 3,2%, xuống mức thấp nhất từ 2019.

Hỗ trợ từ chính phủ

Tình hình nghiêm trọng tới nỗi nhiều chính phủ các quốc gia châu Âu buộc phải can thiệp.

Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói hỗ trợ trị giá 110 triệu euro cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi đà tăng chi phí năng lượng, phân bón và nguyên liệu thô từ xung đột Nga – Ukraine. Một số quốc gia khác sẽ sớm đưa ra những giải pháp tương tự.

“Các doanh nghiệp nông nghiệp hứng chịu một đòn đánh mạnh từ tình trạng tăng giá năng lượng nhập khẩu và các chi phí đầu vào khác do xung đột giữa Nga - Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt liên quan”, theo Margrethe Vestager, Ủy viên ủy ban chống độc quyền EU. “Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia thành viên nhằm đảm bảo những giải pháp hỗ trợ cần thiết được đưa ra một cách kịp thời, hợp lý và hiệu quả nhất”, bà chia sẻ.

Vòng luẩn quẩn năng lượng - thực phẩm tại châu Âu - Ảnh 2.

Chi phí thực phẩm tại Anh tăng mạnh nhất kể từ năm 2009. Ảnh: Bloomberg.

Các nhà máy sản xuất thực phẩm tiêu thụ nhiều năng lượng tại châu Âu có thể phải ngừng hoạt động trong trường hợp nguồn điện bị gián đoạn do thiếu hụt khí đốt. Đức đã kích hoạt giai đoạn II của kế hoạch khẩn cấp gồm ba giai đoạn, và có thể trong giai đoạn cuối, nhiều doanh nghiệp tại quốc gia này sẽ phải đóng cửa. Vương quốc Anh cũng đã chuẩn bị kế hoạch liên quan đến việc cắt giảm nguồn cung năng lượng tới nhiều doanh nghiệp. Trong trường hợp xấu nhất đó, giá hàng hóa có thể bị đẩy cao hơn.

Tại phía Đông thành phố London, Tate & Lyle Sugars đang nỗ lực hết sức nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng đường tới người tiêu dùng, theo chia sẻ từ Phó Chủ tịch công ty Gerald Mason.

“Cũng giống như bao người dân đang gặp khó với tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao, chúng tôi cũng phải đối mặt với đà đi lên của chi phí năng lượng và nguyên liệu đầu vào. “Chúng tôi không phải doanh nghiệp điều hành casino, chúng tôi là một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Điều này khiến chúng tôi phải có trách nhiệm hơn trong từng quyết định của mình”, ông nói.

Theo My Đỗ

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên