Vũ khí đắc lực, đáng tin cậy nhất giúp con người đạt được mọi mục tiêu: Bạn có biết đó là thứ gì hay không?
Nếu thấy những mục tiêu của mình còn dang dở, hãy xem bạn đã trang bị thứ vũ khí đắc lực này hay chưa.
- 18-05-20205 thói quen kéo bạn ra khỏi lối sống thụ động, mơ ngủ: Thực hiện ngay trước khi bị đào thải, luôn tụt xa phía sau mọi người
- 18-05-2020Ở nơi làm việc: 3 điều cần trân trọng, 3 thứ cần nên tránh, 3 chuyện không được quên
- 18-05-2020Sa thải 25% nhân viên toàn cầu vì Covid-19, CEO Airbnb để lại bài học lãnh đạo thấm thía: Muốn kiếm tiền lâu dài, trước tiên phải làm người tử tế
Cụ thể hóa giấc mơ
Một trong những lý do khiến giấc mơ chỉ là giấc mơ, đó là mọi người luôn giữ nó ở một giai đoạn mơ hồ. Bạn chắc chắn sẽ không thể thực hiện giấc mơ đó, nếu bạn không thể trả lời được cụ thể giấc mơ của mình là gì, mục tiêu của mình ra sao.
Muốn biến giấc mơ trở thành hiện thực, chúng ta cần phải mô tả chi tiết được nội dung giấc mơ. Dưới đây là một vài ví dụ đơn giản:
Đừng chỉ nói rằng "Tôi muốn trở thành người có tiền", mà hãy nói "Tôi muốn 10 năm sau có 100 triệu yên Nhật". Đừng chỉ nói "Tôi muốn duy trì sức khỏe", mà hãy nói "Tôi phải sống tới 100 tuổi"… Bạn cần phải xác định được mục tiêu hoặc đích đến một cách rõ ràng.
Khi bạn thử chuyển giấc mơ thành dòng chữ viết trên giấy, bạn sẽ phát hiện ra giấc mơ của mình mơ hồ tới mức nào. Nếu dùng những chữ số cụ thể để thể hiện, bạn sẽ băn khoăn do dự, thậm chí không tưởng tượng ra nổi.
Giả sử bạn có ước mơ "trở thành người giàu có", đầu tiên bạn phải định nghĩa thế nào là người có tiền? Có thu nhập cao? Hay trúng số độc đắc, trở nên giàu có sau một đêm? Tùy thuộc vào những định nghĩa khác nhau của bạn mà hình tượng về người giàu có cũng rất khác biệt.
Chỉ một câu "Tôi muốn trở thành người giàu có", nhận thức của mỗi người cũng hết sức không giống nhau. Thật đáng ngạc nhiên, rất nhiều người không thể mô tả chi tiết điều đó, chẳng khác nào đi tàu mà không có bản đồ, không biết nên đi theo hướng nào.
Ngược lại, những người miêu tả chi tiết giấc mơ có thể nêu ra được rõ ràng thời gian, địa điểm, nội dung, phương pháp và lý do.
Trong thể thao có khái niệm gọi là tập luyện thông qua trí nhớ, đó là một loại hình tập luyện mô phỏng theo "hình ảnh tưởng tượng về trạng thái lý tưởng" hằn sâu trong não bộ.
Nó chỉ có tác dụng khi bạn có thể tưởng tượng chi tiết cảm giác từ đầu mũi chân tới đầu ngón tay, hoặc cảm giác sảng khoái tại thời điểm đó.
Tương tự, thông qua chữ viết cho phép bản thân cảm nhận được cảnh vật, tâm trạng, cảm xúc, như thể chúng đang hiện lên rõ mồn một.
Điều này hỗ trợ rất nhiều cho bạn thực hiện ước mơ của mình. Hãy sử dụng chữ viết nhiều nhất có thể để biểu đạt chi tiết ước mơ của mình, nó sẽ có những ảnh hưởng to lớn tới hành vi và suy nghĩ sau này.
Thói quen tốt là vũ khí đáng tin cậy nhất
Ở đây tôi muốn giới thiệu tới mọi người về tư tưởng và hành vi chúng ta nên có mỗi ngày và những suy nghĩ để biến giấc mở thành hiện thực cũng như quan điểm khi đối diện mọi thứ, sau khi đã viết giấc mơ của mình lên giấy.
Tôi đã lựa chọn ra một vài hành vi trong tiềm thức hàng ngày, giúp bạn hiện thức hóa những giấc mơ.
Chìa khóa thực hiện giấc mơ nằm ở cách bạn nuôi dưỡng thói quen hàng ngày, biến giấc mơ trở thành hiện thực.
Thói quen là một thứ rất mạnh mẽ.
Bắt đầu từ hồi đại học, mỗi ngày trước khi đi ngủ tôi đều tập luyện cơ bắp trong phòng, chống đẩy 50 lần, đứng lên ngồi xuống 50 lần, squat 50 lần, tất cả chỉ có vậy.
Ngay cả khi phải làm việc rất khuya mới về nhà, hoặc tụ tập ăn cơm, uống rượu xong mới về nhà, miễn là không có tình huống phát sinh nào khác, thì tôi đều sẽ thực hiện một lượt.
Giống như chải răng hàng ngày, một ngày không làm, nằm trên giường sẽ cảm thấy thiếu cái gì đó. Đây chính là minh chứng cho việc hình thành thói quen. May nhờ có thói quen này, tỷ lệ mỡ trên cơ thể tôi hiện tại vẫn ở mức 5%.
Có 2 bí quyết nuôi dưỡng thói quen.
Thứ nhất là thiết lập khả năng chịu đựng ở mức 70-80% số công việc bạn muốn làm.
Thứ hai là quyết định thời điểm thực hiện. Một vài thứ rất dễ hình thành thói quen, nhưng cũng có vài thứ khó mà trở thành thói quen được.
Ví dụ những thứ không mấy được yêu thích hoặc phụ thuộc cảm hứng như viết nhật ký, đọc hiểu, dọn dẹp hay học tập, chỉ cần duy trì khoảng một tháng là có thể tạo thành thói quen.
Nhưng đối với những việc cần dùng tới cơ thể như giảm béo, dậy sớm, cai thuốc, vận động thì lại khá là khó khăn, phải mất khoảng hơn 3 tháng để hình thành thói quen đó.
Càng khó khăn hơn đó là thói quen suy nghĩ về một vấn đề. Ví dụ, bạn muốn một người bình thường vốn rất tiêu cực suy nghĩ tích cực, hoặc là muốn một người không hành sự theo cảm tính, luôn giữ được lý trí. Theo mọi người, phải mất hơn nửa năm mới có thể nuôi dưỡng được thói quen suy nghĩ về một vấn đề.
Điều quan trọng nhất là bền bỉ, bất cứ ai cũng có thể thay đổi bản thân. Kiên trì chính là sức mạnh, thói quen là vũ khí đáng tin cậy nhất, giản đơn nhất để mỗi người đạt được mọi lý tưởng, ước mơ cũng như tất cả các mục tiêu trong cuộc sống.
ICT Việt Nam