Vụ kiện chống bán giá giá Thép cán nóng HRC nhập khẩu: Cơ quan điều tra đã chấp nhận hồ sơ
Bộ Công Thương vừa có thông báo về việc đã “Tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc”.
- 13-05-2024Cùng lúc DN Việt Nam đề nghị điều tra chống bán phá giá HRC, Thái Lan muốn mở rộng các biện pháp CBPG mới đối với thép Trung Quốc
- 27-03-2024Hòa Phát nộp đơn khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC Trung Quốc vào tuần trước
- 26-03-2024Tập đoàn Hoa Sen nói gì về đề xuất điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc?
Ngày 19/3/2024, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) tiếp nhận hồ sơ của các công ty là đại diện cho ngành sản xuất trong nước (Bên yêu cầu) - bao gồm Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Ngày 1/4/2024, Cơ quan điều tra ra thông báo đề nghị Bên yêu cầu bổ sung nội dung của hồ sơ yêu cầu điều tra nói trên.
Ngày 26/4/2024, Bên yêu cầu nộp bổ sung các thông tin, tài liệu theo thông báo của Cơ quan điều tra.
Ngày 13/5/2024, Cơ quan điều tra ra thông báo đề nghị Bên yêu cầu tiếp tục bổ sung lần thứ 2 một số nội dung của hồ sơ yêu cầu điều tra.
Ngày 31/5/2024, Bên yêu cầu đã nộp bổ sung, hoàn thiện các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.
Ngày 14/6/2024, Cơ quan điều tra xác nhận hồ sơ yêu cầu điều tra đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại.
Theo thông báo, các bước tiếp theo theo Bộ Công Thương: Trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; Cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.
Nội dung thẩm định Hồ sơ bao gồm:
(i) Xác định tư cách đại diện hợp pháp của ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương;
(ii) Xác định chứng cứ về việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng lượng nhập khẩu HRC trong tháng 05/2024 tăng 20% so với tháng 04/2024, bằng 192% lượng sản xuất trong nước. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 75%, Nhật Bản chiếm 13%. Thống kê cho thấy, giá HRC tháng 05/2024 từ Trung Quốc thấp hơn các quốc gia khác từ 48-186 USD/tấn.
Lũy kế nhập khẩu HRC 5 tháng đầu năm 2024 là hơn 5 triệu tấn, bằng 176% lượng sản xuất trong nước. Lượng sản xuất của Formosa tháng 04/2024 thấp vì do Formosa dừng hoạt động để bảo trì dây chuyền sản xuất.
Trên thị trường tôn thép mạ, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 1535/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc được phân loại theo các mã HS 7210.41.11, 7210.41.12, 7210.41.19, 7210.49.11,7210.49.14, 7210.49.15, 7210.49.16, 7210.49.17, 7210.49.18, 7210.49.19,7210.50.00, 7210.61.11, 7210.61.12, 7210.61.19, 7210.69.11, 7210.69.12, 7210.69.19, 7210.90.10, 7210.90.90, 7212.30.11, 7212.30.12, 7212.30.13, 7212.30.14, 7212.30.19, 7212.30.90, 7212.50.13, 7212.50.14, 7212.50.19, 7212.50.23, 7212.50.24, 7212.50.29, 7212.50.93, 7212.50.94, 7212.50.99, 7212.60.11, 7212.60.12, 7212.60.19, 7212.60.91, 7212.60.99, 7225.92.90, 7226.99.11, 7226.99.91 (mã vụ việc: AD19).
Quyết định tiến hành điều tra được ban hành căn cứ theo kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật phòng vệ thương mại đối với Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp đầy đủ và hợp lệ ngày 3/5/2024 bởi các doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất trong nước gồm 5 công ty: CTCP Tập đoàn Hoa Sen; CTCP Thép Nam Kim; Công ty Tôn Phương Nam; CTCP Tôn Đông Á và CTCP China Steel & Nippon Steel Việt Nam.
An ninh Tiền tệ