Vụ trộn lõi pin vào hạt tiêu đem bán: Rùng mình lời khai của các bị cáo
Tại phiên tòa xét xử vụ trộn xác cà phê với lõi pin tại Đắk Nông, các bị cáo một mực kêu oan, đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt đã tuyên trước đó.
- 22-04-2019Tiêu thụ trên 35 triệu tấn sản phẩm xi măng trong 4 tháng đầu năm
- 22-04-2019Nhiều bất ngờ tại phiên phúc thẩm vụ trộn than pin vào hồ tiêu
- 22-04-2019Giọt nước mắt mang tên hồ tiêu và giải pháp: Một thời hoàng kim
Ngày 22.4, tại Đắk Nông, TAND Cấp cao tại TP. HCM mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án "Vi phạm các quy định trong an toàn thực phẩm".
Hình ảnh tại cơ sở của bà Loan.
Trước đó vào cuối năm 2018, tại phiên sơ thẩm, TAND tỉnh Đắk Nông tuyên phạt các bị cáo Phan Thị Dung (SN 1962, trú huyện Lộc Ninh, Bình Phước), Lê Thị Hồng Thơ (SN 1979) và Trần Ngưỡng (tên gọi khác là Trần Văn Tuấn, SN 1976, cùng trú huyện Đắk Song, Đắk Nông) mỗi người 7 năm tù; bị cáo Bảo 8 năm tù; bị cáo Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, trú huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) 7 năm 6 tháng tù. Sau đó, các bị cáo Thơ, Ngưỡng, Bảo, Loan kháng cáo bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm cùng ngày, bị cáo Loan xin giảm nhẹ hình phạt vì cho rằng không biết hỗn hợp tạp chất nhuộm than pin được dùng để trộn vào hồ tiêu.
Riêng bị cáo Bảo cho rằng mình bị oan vì chỉ là người làm công ăn lương. Bảo cũng một mực cho rằng không sống chung như vợ chồng với Loan nên việc mình là đồng phạm với Loan là điều không chính xác.
Bị cáo Thơ cho biết cuối 2015, nghe tin bà Loan làm tạp chất trộn vào hồ tiêu nên giúp đỡ và được bà Dung hứa trả tiền nhưng chưa trả đồng nào. Bị cáo Ngưỡng kêu oan vì cho rằng bản thân chỉ vận chuyển thuê, không hề biết đó là tạp chất.
Pin con ó được trộn với tạp chất để tăng trọng lượng hồ tiêu.
HĐXX sau đó quyết định hoãn phiên tòa vì cho rằng mặc dù bị cáo Dung không kháng cáo bản án sơ thẩm, không có mặt tại phiên tòa nhưng xét thấy cần triệu tập lên để đối chất, làm rõ một số vấn đề; một số bị cáo làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng tại phiên tòa lại kêu oan nên phiên tòa được hoãn để xem xét.
Theo cáo trạng, năm 2003-2004, Phan Thị Dung - Giám đốc Cty TNHH sản xuất thương mại Thảo Dung (gọi tắt là Cty Thảo Dung) quen biết với Lê Thị Hồng Thơ - Giám đốc Cty TNHH MTV Tịnh Thơ Đắk Nông.
Năm 2015, Thơ tìm người làm tạp chất bán lại để Dung trộn vào hạt tiêu. Dung trả tiền vận chuyển cho lái xe, tiền mua tạp chất trả cho Thơ và Thơ được hưởng chênh lệch 1.000 đồng/kg.
Thơ liên hệ với Nguyễn Thị Thanh Loan và đặt mua 3 tấn. Loan về lấy vỏ cà phê lẫn sỏi đá nhỏ, ủ khi tạp chất chuyển sang màu đen thì phơi khô đóng bao giao cho Thơ.
Nhận được tạp chất, Phan Thị Dung đem trộn vào hạt tiêu khô rồi bán ra thị trường.
Các đối tượng đi mua pin Con Ó về đập ra lấy bột pin cho vào thùng nước. Sau đó, khuấy bột pin tan trong nước… đưa tạp chất vào máy trộn bêtông quay trộn đều, xong đưa lên lò sấy khô lấy ra tạp chất để bán cho Cty Thảo Dung.
Hiện trường vụ trộn tạp chất tại cơ sở bà Loan.
Tạp chất mua về, được Cty Thảo Dung giao cho ông Lê Văn Lập (SN 1963, trú huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) và những công nhân làm thuê trộn vào hạt tiêu với tỉ lệ khoảng 2% để thay tiêu đầu đinh.
Lao động