MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn nuôi tham vọng lập hãng bay, chi 3,5 tỷ USD mua 10 máy bay Boeing 777F

27-09-2021 - 23:32 PM | Doanh nghiệp

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tiếp tục đề xuất thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tiếp tục đề xuất thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo

Theo kế hoạch, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo của vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng. Đến năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa giao các Bộ: KH-ĐT, GTVT, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, Ngân hàng nhà nước nghiên cứu các dự án trọng điểm của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG).

Trước đó, trong văn bản gửi Thủ tướng mới đây, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho biết, IPP Air Cargo có kế hoạch ký biên bản ghi nhớ mua 10 tàu bay B10 B777 Freighter vận chuyển hàng hóa trị giá khoảng 3,5 tỷ USD với Tập đoàn Boeing, Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, tập đoàn IPP đang cùng với các đối tác đầu tư Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các quốc gia khác tích cực làm việc với các tỉnh, thành phố và các bộ ngành liên quan để nghiên cứu triển khai 45 dự án trọng điểm tại 5 lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam.

Vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn nuôi tham vọng lập hãng bay, chi 3,5 tỷ USD mua 10 máy bay Boeing 777F - Ảnh 1.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG)

Trong số các dự án nổi bật mà Chủ tịch IPP đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm hỗ trợ có dự án thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo và hệ thống kho hàng phân phối trung tâm hậu cần Bellazio Logistics.

Nếu thương vụ này được thực hiện thành công, IPP Air Cargo sẽ có năng lực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo do Công ty cổ phần IPP Air Cargo làm chủ đầu tư. Đây là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - IPPG có trụ sở tại tầng 3, tòa nhà Overview 161 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Dự án có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động.

Theo kế hoạch, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng. Đến năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và tăng lên 10 chiếc vào năm thứ 3. IPP Air Cargo lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD vào năm đầu tiên, dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi khai thác chuyến bay đầu tiên.

Liên quan đến đề xuất lần đầu của ông Johnathan Hạnh Nguyễn vào hồi đầu tháng 6, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết theo quy định của pháp luật, bất kỳ doanh nghiệp nào nếu có đủ điều kiện đều có thể tham gia thị trường kinh doanh vận tải hàng không.

Tuy nhiên, sau đó, Báo cáo Bộ Giao thông vận tải về chủ trương đầu tư dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị chưa xem xét cho phép lập hãng hàng không mới trong giai đoạn hiện nay.

Vì trong giai đoạn khó khăn của thị trường vận tải hàng không hiện nay, việc thành lập hãng hàng không mới (bao gồm cả việc thành lập mới hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa) là chưa phù hợp.

Cục Hàng không cũng dẫn công văn số 5833/VPCP-CN ngày 17-7-2020 thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc rà soát, xem xét việc thành lập thêm các hãng hàng không mới trong tình hình mới.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc với kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải việc "thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi, dự kiến năm 2022".

Do đó, Công ty cổ phần IPP Air Cargo hoàn toàn có thể đề nghị thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật vào thời điểm sau khi thị trường hàng không phục hồi (dự kiến 2022).

Boeing B777 Freighter mà ông Johnathan Hạnh Nguyễn chi 3,5 tỷ USD mua 10 chiếc có gì đặc biệt?

Máy bay B777 Freighter mà "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn muốn mua 10 chiếc là máy bay vận tải có trọng tải tối đa 103.700kg. B777 Freighter có tầm bay tối đa 18.057 km hoặc 9.200 km với trọng tải kết cấu tối đa.

B777F cũng có khu vực cho hành khách gồm 4 ghế hạng thương gia phía trước rào chắn hàng hóa cứng, giường tầng và một phòng trưng bày.

Vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn nuôi tham vọng lập hãng bay, chi 3,5 tỷ USD mua 10 máy bay Boeing 777F - Ảnh 2.

Boeing B777 Freighter.

Vì máy bay hứa hẹn cải thiện kinh tế vận hành so với các máy bay vận tải cũ hơn, các hãng hàng không đã xem 777F là sự thay thế cho các máy bay vận tải như Boeing 747-200F, McDonnell Douglas DC-10 và McDonnell Douglas MD-11F.

Boeing 777 Freighter là mẫu máy bay thứ sáu và mới nhất của dòng máy bay Boeing 777 và dựa trên chiếc 777-200LR Worldliner.

Ngoài ra, B777 Freighter có hệ thống xử lý hàng hóa được nâng cao, trọng lượng nhẹ, hệ thống giảm tải cơ động giúp phân phối tải trọng trên máy bay khi đang bay.

Đáng chú ý, B777 Freighter có tính tương đồng cao với các mẫu chở khách của gia đình Boeing 777 và sở hữu các tính năng tiên tiến như: sàn đáp hiện đại, thiết kế cánh tiên tiến.

Đặc biệt, máy bay có hai động cơ phản lực cánh quạt gắn trên khoang bên dưới các mép hàng đầu của cánh. Động cơ General Electric GE90-110B1 đáp ứng tiêu chuẩn tiếng ồn QC2 cho khả năng tiếp cận các sân bay nhạy cảm với tiếng ồn.

Vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn nuôi tham vọng lập hãng bay, chi 3,5 tỷ USD mua 10 máy bay Boeing 777F - Ảnh 3.

Máy bay sẽ chứa 27 pallet tiêu chuẩn (244cm x 318cm) trên boong chính, 10 pallet ở khoang hàng dưới và 17m3 hàng rời bổ sung. Ảnh: Lufthansa-cargo

Air France là khách hàng đầu tiên khai thác 777 Freighter vào ngày 19/2/2009. Hãng này đã đặt 5 chuyên cơ vận tải vào tháng 5/2005.

Boeing đã nhận được đơn đặt hàng 78 chiếc 777 Freighter bao gồm: Air France, Emirates (8), Air Canada (2), China Southern Airlines (6), Deucalion Capital VII Limited (8), FedEx (15 ), GE Capital (12), Guggenheim Aviation (6), Korean Air (5) và Qatar (3).

Hải Yến (Tổng hợp)

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên