Vừa hồi phục sức mua, đại lý xe lại lo ế ẩm
Báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy tiêu thụ ôtô trong tháng 11 đạt 36.359 chiếc, tăng 9% so với tháng trước.
- 11-12-2020Toyota ra mắt mẫu xe chạy pin nhiên liệu Mirai thế hệ thứ hai
- 10-12-2020Honda City thế hệ mới giao xe từ 1/2021, không kịp hưởng ưu đãi phí trước bạ
- 09-12-2020Tại sao VinFast không "mua đứt bán đoạn" như các hãng xe khác?
Riêng xe lắp ráp trong nước đạt 23.509 chiếc, tăng 15% so tháng trước đó.
Nổi bật là Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast với số lượng xe bán ra trong tháng 11 lên đến 4.040 chiếc, tăng mạnh so với con số 2.868 chiếc của tháng 10. Toyota Việt Nam cũng có công bố lượng bán hàng trong tháng 11 đạt 9.602 xe, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, Ford EcoSport bán ra 415 xe (tăng 123 chiếc so với tháng trước), Mitsubishi Xpander bán được 2.309 chiếc (tăng 636 chiếc), Mitsubishi Oulander đạt số bán ra 746 chiếc (tăng 397 xe), Serato tiêu thụ 1.737 xe (tăng 209 chiếc)...
Trong khi tiêu thụ xe tháng 11 tăng mạnh thì sức mua đầu năm 2021 được dự báo sẽ yếu lại
Giới kinh doanh lý giải những tháng cuối năm, ôtô lắp ráp trong nước có sức tiêu thụ tăng cao bởi nhiều khách hàng tranh thủ mua kịp thời điểm hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ. Từ sau 31-12, theo kiến nghị của Bộ Tài chính, chính sách ưu đãi trên dành cho xe sản xuất trong nước sẽ không còn được áp dụng nhằm bảo đảm công bằng với ôtô nhập khẩu và tránh sụt giảm thu ngân sách. Động thái này khiến các đại lý, hãng xe lo lắng tình trạng ế ẩm quay trở lại vào đầu năm 2021.
Ông Đỗ Thanh Tuấn, phụ trách kinh doanh tại đại lý ôtô trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình, TP HCM), thừa nhận chính sách giảm phí trước bạ đã thu hút lượng khách mua sắm ôtô nhiều hơn, giúp các hãng giải phóng được hàng tồn, cắt giảm chi phí lưu kho. Ông Ngô Tiến Minh, chủ garage ôtô ở quận 5 (TP HCM), không giấu lo lắng sức mua giảm đáng kể từ tháng 1-2021 nếu chính sách trên không duy trì. Để lôi kéo khách hàng, các đại lý buộc phải đưa ra nhiều gói ưu đãi, thậm chí phải chịu lệ phí trước bạ thay cho người mua, trong khi việc duy trì ưu đãi kéo dài trong gần một năm qua đã khiến đại lý và hãng rất "mệt mỏi".
Đại diện nhiều đại lý ôtô cũng đánh giá diễn biến dịch Covid-19 phức tạp trở lại sau khi phát hiện ca bệnh mới tại TP HCM sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu thụ ôtô dịp cuối năm. Khi chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ 50% đối với xe lắp ráp trong nước không được gia hạn, khách hàng có thể sẽ quay lưng bởi cả năm qua, họ đã quen với việc được giảm giá, ưu đãi mạnh.
"Không chỉ ôtô lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ theo chính sách của nhà nước mà nhiều mẫu xe nhập khẩu cũng được nơi bán tự chi lệ phí này mới đẩy được hàng. Thậm chí, hãng và đại lý còn mạnh tay miễn giảm 100% lệ phí trước bạ với nhiều mẫu xe nội, ngoại. Trong thời điểm thực hiện ưu đãi lệ phí trước bạ, không ít đại lý cắt giảm một phần ưu đãi riêng của mình. Trước tình hình này, nhiều khả năng hãng và đại lý phải khởi động lại những chương trình ưu đãi mới để bù đắp phần hụt ưu đãi lệ phí trước bạ cho khách hàng, giúp duy trì doanh số, tránh tồn kho quá nhiều" - đại diện một hãng xe cho biết.
Người lao động