MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vừa thay logo sang "xanh rực rỡ" và "kem sữa ngọt", Vinamilk ước lãi 2.220 tỷ đồng trong quý 2, ngắt mạch giảm 5 quý liên tiếp

07-07-2023 - 11:26 AM | Doanh nghiệp

Vừa thay logo sang "xanh rực rỡ" và "kem sữa ngọt", Vinamilk ước lãi 2.220 tỷ đồng trong quý 2, ngắt mạch giảm 5 quý liên tiếp

Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 vẫn giảm 6%.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) vừa công bố ước tính kết quả kinh doanh quý II với doanh thu 15.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.220 tỷ đồng, lần lượt tăng 1,6% và 5,6% so với thực hiện năm trước. Như vậy, Vinamilk đã ngắt chuỗi giảm lợi nhuận (so với cùng kỳ) 5 quý liên tục.

Lũy kế 6 tháng, Vinamilk đã mang về 29.154 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm 6% còn 4.126 tỷ đồng. Như vậy sau nửa đầu năm công ty đã hoàn thành 48% kế hoạch lợi nhuận năm.

Vừa thay logo sang "xanh rực rỡ" và "kem sữa ngọt", Vinamilk ước lãi 2.220 tỷ đồng trong quý 2, ngắt mạch giảm 5 quý liên tiếp - Ảnh 1.

Ngày hôm qua (6/7), Vinamilk công bố nhận diện thương hiệu mới.

Vừa thay logo sang "xanh rực rỡ" và "kem sữa ngọt", Vinamilk ước lãi 2.220 tỷ đồng trong quý 2, ngắt mạch giảm 5 quý liên tiếp - Ảnh 2.

Theo đó, logo mới của Vinamilk được cập nhật từ dạng phù hiệu (emblem) sang dạng biểu tượng chữ (wordmark) với hai màu sắc chủ đạo là “xanh rực rỡ” và “kem sữa ngọt”.

Vừa thay logo sang "xanh rực rỡ" và "kem sữa ngọt", Vinamilk ước lãi 2.220 tỷ đồng trong quý 2, ngắt mạch giảm 5 quý liên tiếp - Ảnh 3.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm nay, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết quý I vẫn còn nhiều khó khăn nên lợi nhuận tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước. Một phần nguyên nhân do quý I/2022 công ty còn được hưởng lợi giá nguyên vật liệu thấp của năm 2021. Giá nguyên vật liệu đã ổn định và lợi nhuận được kỳ vọng sẽ cải thiện hơn kể từ quý II.

Vị tổng giám đốc cho biết mặc dù giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm thời gian qua nhưng đầu tháng 4 tăng trở lại. Đồng thời, Vinamilk cũng phải tăng giá mua sữa cho nông dân thêm 7%. Do vậy, công ty cố gắng tăng doanh số và giảm chi phí để cải thiện biên lợi nhuận. Để biên lợi nhuận trở về như trước dịch thì cần một năm nữa.

Trong bối cảnh giá tăng, giảm bất thường, bà Liên cho rằng điều quan trọng là giá chốt. Vinamilk đã chốt được giá nguyên liệu sữa tốt nhất đến hết tháng 8, theo nguyên tắc thì phải đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất 3 tháng. Về giá bán, doanh nghiệp sữa dự kiến tăng theo lạm phát từ 3% - 5%.

Đánh giá thị trường sữa, đại diện công ty khẳng định thị trường sữa Việt Nam chưa bão hòa. “Thu nhập của người dân lúc giảm sẽ có lúc tăng, mức thu nhập trên đầu người của Việt Nam còn thấp nên thị trường sữa Việt Nam chưa bão hòa. Vinamilk sẽ tập trung đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở ba khía cạnh là chất lượng, giá cả và dịch vụ để tăng trưởng doanh số, thị phần”, bà Liên chia sẻ.

Trọng Hiếu

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên