Vùng đông dân nhất cả nước
Theo Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2021 là 98,5 triệu người. Trong đó, vùng có dân số lớn nhất đạt khoảng 23,22 triệu người.
- 13-05-2023Bộ trưởng GTVT đề nghị IMO hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế biển
- 13-05-2023Thủ tướng yêu cầu rà soát phương án sản xuất điện trong bối cảnh thiếu nước
- 13-05-2023Ngày 19/5 sẽ khánh thành 2 dự án cao tốc qua Khánh Hòa, Bình Thuận
Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,5 triệu người, tăng 923,5 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020. Trong đó, dân số thành thị 36,6 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,9 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,4 triệu người, chiếm 50,2%.
Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 20213 đạt 50,6 triệu người. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 là 49,1 triệu người.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi cả nước năm 2021 ước tính là 3,20%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,33%; khu vực nông thôn là 2,50%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2021 là 3,10%, trong đó tỷ lệ thiếu việc của lao động nam là 3,23%; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nữ là 2,94%.
Phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế - xã hội có sự khác biệt đáng kể, vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 23,22 triệu người, chiếm gần 23,6%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,58 triệu người, chiếm 21%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với tổng dân số là 6 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.
Năm 2021, chỉ số phát triển con người đạt 0,726, cao hơn so với năm 2020 (0,706). Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021 của cả nước ước tính là 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020. Trong đó, khu vực thành thị là 1%, giảm 0,1 điểm phần trăm và khu vực nông thôn là 6,5%, giảm 0,6 điểm phần trăm. Trong các vùng miền, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều cao nhất (13,4%); vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều thấp nhất cả nước (0,2%).
Với dân số đông, vùng Đồng bằng song Hồng có nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế. Hơn nữa, dân đông sẽ có thị trường tiêu thụ rộng lớn từ đó thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng.
Về phát triển kinh tế, vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về kinh tế và đối ngoại của đất nước với hạt nhân là Thủ đô Hà Nội; có vai trò là 1 trong 2 "đầu tàu" kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước với 3 cực tăng trưởng là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây cũng là vùng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trong những năm qua, việc phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trong vùng (riêng khu vực Vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm tới 33% số dự án và trên 30% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) đã góp phần phát triển doanh nghiệp và tạo thêm hàng chục vạn việc làm cho người lao động trong vùng và các vùng lân cận, hình thành thị trường lao động có bước phát triển nhanh, tiếp cận theo hướng hiện đại, hội nhập.
Trong giai đoạn 2021-2030, Vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn là thị trường có nguồn nhân lực dồi dào và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của Vùng cần theo chiều sâu, trong đó tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao.
Về tầm nhìn đến năm 2045, Đồng bằng sông Hồng định hướng trở thành vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh.
Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới, thông minh, xanh, bền vững. Người dân có thu nhập cao, cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Các tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Nhịp sống kinh tế